Các đơn vị kinh doanh lữ hành

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 53 - 61)

Bảng số 3.2. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn giai đoạn 2007-2011

Năm Thành phần 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số doanh nghiệp 39 39 40 43 43 Trong đó - Lữ hành quốc tế 12 12 12 12 12 - Lữ hành nội địa 1 1 1 1 1 - Chi nhánh 26 26 27 30 30

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, 2011

Năm 1960, trên địa bàn Quảng Ninh mới chỉ có Công ty Du lịch Quảng Ninh hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là đón tiếp, phục vụ các đoàn khách trong và ngoài nƣớc tới tham quan, nghỉ ngơi tại Hạ Long. Năm 1991, có 8 doanh nghiệp du lịch của Quảng Ninh tham gia kinh doanh lữ hành. Hoạt động chính của các doanh nghiệp là đón

khách vào tham quan Móng Cái và Hạ Long. Bắt đầu từ năm 1995, trƣớc tiềm năng to lớn của thị trƣờng khách Trung Quốc, các doanh nghiệp của Hà Nội và Hải Phòng bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh lữ hành tại Quảng Ninh. Mặc dù có nhiều rào cản do quy định của chính sách, nhƣng số lƣợng các doanh nghiệp tham gia vẫn tăng lên nhanh chóng. Tới năm 2011, số doanh nghiệp tham gia hoạt động này là 43.

Tất cả 43 doanh nghiệp đều có tổ chức theo mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh lữ hành nằm trong công ty du lịch. Tuy nhiên, do sự khác nhau về địa bàn và quy mô nên không phải tất cả các doanh nghiệp đều tận dụng đƣợc ƣu thế trong việc thiết lập các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn (hầu hết là các doanh nghiệp du lịch trực thuộc trung ƣơng và có thời gian hoạt động lâu) nhƣ Sài Gòn Tourist, Việt Nam Tourism, Công ty du lịch Hải Phòng và Công ty du lịch Quảng Ninh. Thông thƣờng các doanh nghiệp lớn này đều có sự hỗ trợ tốt cho hoạt động lữ hành, tạo ra đƣợc mức giá cạnh tranh trên thị trƣờng.

Theo địa bàn thì có 15 đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ninh, 4 đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng, 19 thuộc thành phố Hà Nội, 4 đơn vị thuộc thành phố Hồ Chí Minh, 01 đơn vị thuộc tỉnh Lào Cai.

Từ những số liệu thống kê trên, cho thấy, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là rất đa dạng. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ trong mối quan hệ của các chủ thể với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch. Có chủ thể đặt hoàn toàn trong quan hệ quản lý của Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, cũng có những chủ thể lại bao gồm cả quản lý của cấp nhà nƣớc. Ngoài ra, các chủ thể còn đặt trong quan hệ đƣợc tạo ra từ quan hệ cơ quan chủ quản. Điều này, một mặt là những khó khăn cho các chủ thể kinh doanh, mặt khác là thách thức đối với Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý.

* Nguồn lực của các doanh nghiệp lữ hành.

Về vốn.

Nguồn vốn dành cho hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn rất hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp đều không có sự đầu tƣ cho hoạt động này. Nguyên nhân của vấn đề này là do các doanh nghiệp đều không có chiến lƣợc dài hạn, lãnh đạo các doanh nghiệp đều không muốn đầu tƣ vào lĩnh vực và các hoạt động chỉ mang lại lợi ích trong tƣơng lai xa. Năm 1991, các doanh nghiệp tham gia đón khách Trung quốc chỉ lập các văn phòng đại diện tại Móng Cái và cử một vài ngƣời ra văn phòng đại diện. Những tháng đầu tiên các doanh nghiệp thực hiện trả lƣơng và tiền thuê nhà với mức độ hạn chế. Nhân viên của các văn phòng phải tự khai thác khách, tự thuê hƣớng dẫn (chỉ là những ngƣời biết nói tiếng Bắc Kinh hoặc tiếng Quảng Đông). Sau đó, các văn phòng này phải tự trang trải tất cả các loại chi phí phát sinh. Các doanh nghiệp thực hiện việc khoán thu cho các văn phòng. Khi hoạt động lữ hành phát triển, các doanh nghiệp tỉnh ngoài đặt chi nhánh tại Móng Cái thì đều nhận ngƣời từ các công ty của tỉnh Quảng Ninh chuyển sang. Nhân viên của các chi nhánh này đều xuất phát từ công tác hƣớng dẫn. Qua quá trình công tác họ có kinh nghiệm và tạo lập đƣợc một số quan hệ với các đơn vị lữ hành hoặc các cá nhân điều hành của các Lữ hành xã Trung Quốc. Các doanh nghiệp chỉ bỏ chi phí ban đầu để thành lập chi nhánh. Các vấn đề khác và mọi khoản chi phí đều do những ngƣời làm tại chi nhánh trang trải. Hàng tháng, các doanh nghiệp sẽ thu theo số lƣợng khách do công ty duyệt nhân sự. Do sự phức tạp của công tác quản lý lữ hành, các doanh nghiệp đều khoán trắng cho các cá nhân điều hành tại các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Móng Cái. Nhƣ vậy có thể thấy ngoài số tiền ký quỹ 250 triệu theo quy định thì các doanh nghiệp hầu nhƣ rất ít đầu tƣ cho hoạt động lữ hành. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc

chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, gây ra sự bất ổn trong hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Về nguồn nhân lực.

Đây cũng là một hạn chế trong hoạt động kinh doanh lữ hành của Quảng Ninh. Do tính chất mới mẻ của hoạt động lữ hành, công tác đào tạo về du lịch và lữ hành của Việt nam mới chỉ thực hiện từ năm 1990, do đó ngay từ đầu không có nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Ban đầu, các văn phòng đại diện chỉ có một ngƣời làm trƣởng văn phòng và một số nhân viên ngƣời bản địa (Móng Cái) biết tiếng Trung Quốc do thƣờng xuyên giao tiếp hoặc học qua chứng chỉ A,B tiếng Trung. Những năm tiếp theo, lƣợng khách tăng nhanh, nhu cầu về nhân lực làm công tác hƣớng dẫn rất lớn. Tuy nhiên, vẫn không có nguồn nhân lực đƣợc đào tạo nghiệp vụ hƣớng dẫn đáp ứng đúng yêu cầu. Các doanh nghiệp tiếp tục phải sử dụng những ngƣời học tiếng Trung có trình độ B,C sau khi hƣớng dẫn sơ qua một chút kiến thức về lịch sử và địa lý của Quảng Ninh. Tới năm 1998, Sở du lịch phối hợp với trƣờng trung cấp du lịch Hà Nội mở lớp bồi dƣỡng kiến thức hƣớng dẫn đầu tiên cho gần 100 ngƣời đang tham gia làm công tác hƣớng dẫn. Đến năm 2011, toàn bộ đội ngũ hƣớng dẫn viên đều đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ hƣớng dẫn, nhiều hƣớng dẫn viên có trình độ đại học chuyên ngành. Số hƣớng dẫn viên còn lại đều có trình độ đại học hoặc theo học các lớp đại học tại chức.

Nhìn chung, nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh lữ hành tại Quảng Ninh mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần yêu cầu trƣớc những đòi hỏi ngày càng gia tăng về chất lƣợng dịch vụ lữ hành.

Bảng số 3.3.Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên tại Quảng Ninh Đơn vị tính: người Trình độ Ngoại ngữ Đại học Cao đẳng Trình độ C Cộng Trung văn 203 301 504 Anh văn 15 21 36 Pháp văn 4 4 Tiếng Đức 1 1 Tiếng Nhật 1 1 Tiếng Nga 1 1 Cộng 225 0 322 547

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đội ngũ hướng dẫn viên theo ngoại ngữ Trung văn Anh văn Pháp văn Tiếng Đức Tiếng Nhật Tiếng Nga 6.58% 0.18% 0.73% 0.18% 0.18% 92.14% Trung văn Anh Văn Pháp Văn Tiếng Đức Tiếng Nhật Tiếng Nga

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu đội ngũ hướng dẫn viên theo trình độ học vấn Đại học Cao đẳng Trình độ C 58,87% 41,13% 0% Đại học Trình độ C Cao Đẳng

Cạnh tranh và những hậu quả.

Cạnh tranh quyết liệt là một đặc điểm nổi bật của hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn Quảng Ninh. Hậu quả của việc cạnh tranh hết sức nặng nề và đặt ra thách thức rất lớn đối với công tác quản lý nhà nƣớc. Từ năm 1995, việc cạnh tranh bắt đầu bằng cuộc chiến về giá giữa các doanh nghiệp. Tiếp theo là cuộc chiến về các mức ƣu đãi khác. Trong đó đáng lƣu ý nhất là việc cho các đối tác Trung Quốc nợ tiền. Việc này đã dẫn tới hậu quả nặng nề cho nhiều doanh nghiệp tới hiện nay vẫn chƣa giải quyết xong. Nguyên nhân xuất phát từ phƣơng thức hợp tác đón tiếp khách và thanh toán giữa các Lữ hành xã Trung Quốc với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Do sóng điện thoại của Trung Quốc có thể phủ tới các vùng giáp biên nên các doanh nghiệp có thể sử dụng điện thoại di động Trung Quốc để giao dịch. Trong quá trình đàm phán các Lữ hành xã Trung Quốc đều cố gắng đƣa việc thực hiện các hợp đồng không theo các thông lệ quốc tế. Nhằm tạo điều kiện cho việc giao dịch và thực hiện các hợp đồng Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết thoả thuận việc thanh toán biên mậu thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc này

đều không đƣợc các doanh nghiệp lữ hành của cả hai bên ƣa thích, đặc biệt là các lữ hành xã Trung Quốc. Việc thanh toán các hợp đồng đều đƣợc thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản cá nhân của các điều hành phía Việt Nam mở tại các ngân hàng ở Đông Hƣng – Trung Quốc. Việc xác nhận số tiền nợ chủ yếu là do các hƣớng dẫn viên phía Trung Quốc thực hiện khi đƣa các đoàn khách sang Việt Nam. Do đó, nhiều khi không đủ căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp về công nợ.

- Các doanh nghiệp khoán trắng cho các chi nhánh và các văn phòng đại diện hoàn toàn hoạt động kinh doanh trong thị trƣờng khách Trung Quốc. Các cá nhân điều hành liên tục tìm và áp dụng các biện pháp nhằm lôi kéo khách và thu lợi cho bản thân: Ép các nhà cung cấp dịch vụ; cung cấp cho khách các dịch vụ chất lƣợng kém (đƣa khách vào các khách sạn tƣ nhân, đặt ăn mức thấp…); đƣa khách vào các cửa hàng để thu tiền hoa hồng; cắt giảm lƣơng và thậm chí không trả lƣơng cho hƣớng dẫn viên. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phƣơng thức bán đầu khách cho hƣớng dẫn viên. Việc này dẫn đến chỗ hƣớng dẫn viên luôn tìm cách móc túi khách một cách không hợp lý. Do đó, chất lƣợng thực hiện các chƣơng trình du lịch cực kỳ kém, tổ chức của các doanh nghiệp bị phân rã, không có tổ chức.

- Nhiều công ty bị rơi vào tình trạng không đòi đƣợc nợ từ phía các Lữ hành xã Trung quốc ( từ 500 triệu tới trên 1 tỉ VNĐ). Điều đó đồng nghĩa với việc không có khả năng chi trả cho các đơn vị cung cấp dịch vụ, đẩy các đơn vị này vào tình thế khó khăn và gây ra các vụ kiện tụng kéo dài.

- Do cách kinh doanh không bài bản, chỉ vì lợi nhuận trƣớc mắt, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn Quảng Ninh gần nhƣ không có lối thoát khi phía Trung Quốc tạm dừng không cho khách du lịch sử dụng thông hành biên giới vào Việt Nam. Lực lƣợng hƣớng dẫn viên không có việc làm và không đƣợc trả lƣơng đã dần chuyển công tác. Điều này sẽ dẫn tới

việc thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng khi thị trƣờng này hoạt động trở lại.

Những thành tựu và hạn chế

Hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn Quảng Ninh có mức tăng trƣởng khá nhanh, đặc biệt là từ sau năm 1995. Nguyên nhân chủ yếu là do việc xác định thị trƣờng, điều tiết vĩ mô chính xác của Chính phủ. Nhiều chính sách thuận lợi cho việc khai thác thị trƣờng này đã đƣợc ban hành. Bình quân các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đón số lƣợng khách Trung quốc chiếm tỉ trọng 18,8 % so với toàn quốc.

Cùng với sự phát triển chung về kinh tế xã hội của tỉnh các năm qua, du lịch Quảng Ninh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn. Điển hình trong số đó phải kể đến sự tăng trƣởng về lƣợng khách hàng năm liên tục tăng. Từ năm 2007 đến nay, tốc độ tăng trƣởng du lịch bình quân đạt 12,5 %, riêng lữ hành là 16% năm. Mức đóng góp của du lịch trong GDP của tỉnh chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng. Đầu tƣ cho phát triển du lịch cũng không ngừng tăng qua các năm và thay đổi cơ cấu đầu tƣ. Trong đó đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí tăng lên. Hạ tầng du lịch tại các khu vực du lịch trọng điểm đã đƣợc đầu tƣ tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh hơn.

Bên cạnh những thành tựu trên, du lịch Quảng Ninh cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất là sự biến động về nguồn khách, sự biến động này tập trung chủ yếu vào đối tƣợng khách du lịch là ngƣời Trung quốc đi du lịch bằng giấy thông hành. Điều đáng nói là nguyên nhân của vấn đề này không nằm ở phía thị trƣờng mà hoàn toàn do tác động của các chính sách vĩ mô thay đổi. Đây chính là một thách thức đặt ra đối với các cơ quan hoạch định chính sách. Thứ hai là sự phát triển du lịch chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này nằm ở công tác quy hoạch phát triển du lịch còn chậm và chƣa đồng bộ và chƣa quản lý chặt chẽ.

Điều này dẫn đến sự đầu tƣ manh mún và phát triển tự phát của các khu vực kinh tế tƣ nhân. Đây cũng đang là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tác động xấu về mặt môi trƣờng. Thứ ba là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp lữ hành khai thác thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc. Sự cạnh tranh này một mặt gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp lữ hành, mặt khác gây ra những hậu quả xấu về xã hội đối với phát triển du lịch. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này đƣợc xác định cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch mà trƣớc hết là Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Quảng Ninh. Cốt lõi của vấn đề là các cơ quan quản lý còn yếu kém trong hoạch định các chính sách, công cụ quản lý và đặc biệt là quản lý định hƣớng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 53 - 61)