6. Kết cấu của luận văn
4.2. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ cải cách hành chính về quản lý đầu tƣ
4.2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở Chƣơng trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020, tiếp tục bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đã đƣợc xác định tại Chƣơng trình Cải cách hành chính tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, cải cách hành chính đƣợc xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; trực tiếp phục vụ yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho ngƣời dân.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm giải quyết cơ bản mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với nhà đầu tƣ, doanh nghiệp và ngƣời dân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; góp phần tăng trƣởng kinh tế; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc.
Đảm bảo các khâu từ lập, thẩm định phê duyệt tới triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ thuộc quản lý khu vực nhà nƣớc đƣợc thực hiện một cách công khai, minh bạch, tuân thủ đúng qui định của nhà nƣớc nhằm lựa chọn ra những dự án đầu tƣ có hiệu quả nhất.
Đảm bảo sự giam gia, giám sát của các bên có liên quan tới quá trình thực hiện các dự án đầu tƣ một cách đầy đủ, thực chất thông qua các phƣơng pháp khoa học nhất.
Không ngừng tăng cƣờng năng lực cán bộ quản lý hành chính đối với các dự án đầu tƣ thuộc khu vực nhà nƣớc nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chính sách, qui định mới về cải cách hành chính công