6. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trƣớc, từ quan sát thực tiễn) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc
điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thƣờng phức tạp, tốn kém. Để khắc phục nhƣợc điểm này, ngƣời ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu.
Có nhiều phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Nhìn chung khi tiến hành thu thập dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu, thƣờng phải sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Sau đây là các phƣơng pháp thƣờng dùng:
2.2.1.1. Phương pháp quan sát
a. Nội dung phƣơng pháp
Quan sát là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con ngƣời. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc dùng kết hợp với các phƣơng pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra:
- Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp:
Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra. Ví dụ: Quan sát thái độ của khách hàng khi thƣởng thức các món ăn của một nhà hàng
Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp quan sát hành vi. Ví dụ: Nghiên cứu hồ sơ về doanh số bán trong từng ngày của một siêu thị để có thể thấy đƣợc xu hƣớng tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ. Nghiên cứu về hồ sơ ghi lại hàng tồn kho có thể thấy đƣợc xu hƣớng chuyển dịch của thị trƣờng.
- Quan sát ngụy trang và quan sát công khai:
Quan sát ngụy trang có nghĩa là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: Bí mật quan sát mức độ phục vụ và thái độ đối xử của nhân viên.
Quan sát công khai có nghĩa là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: Đơn vị nghiên cứu sử dụng thiết bị điện tử gắn vào ti vi để ghi nhận là khách hàng xem những đài nào, chƣơng trình nào, thời gian nào.
- Công cụ quan sát :
Quan sát do con ngƣời nghĩa là dùng giác quan con ngƣời để quan sát đối tƣợng nghiên cứu. Ví dụ: Kiểm kê hàng hóa; quan sát số ngƣời ra vào ở các trung tâm thƣơng mại.
Quan sát bằng thiết bị nghĩa là dùng thiết bị để quan sát đối tƣợng nghiên cứu. Chẳng hạn dùng máy đếm số ngƣời ra vào các cửa hàng, dùng máy đọc quét để ghi lại hành vi ngƣời tiêu dùng khi mua sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ; hay dùng máy đo có đếm số để ghi lại các hành vi của ngƣời xem ti vi…
b. Ƣu nhƣợc điểm
Thu đƣợc chính xác hình ảnh về hành vi ngƣời tiêu dùng vì họ không hề biết rằng mình đang bị quan sát. Thu đƣợc thông tin chính xác về hành vi ngƣời tiêu dùng trong khi họ không thể nào nhớ nỗi hành vi của họ một cách chính xác. Ví dụ muốn tìm hiểu xem ở nhà một ngƣời thƣờng xem những đài gì, tìm hiểu xem một ngƣời chờ làm thủ tục ở ngân hàng phải mất mấy lần liếc nhìn đồng hồ ? Áp dụng kết hợp phƣơng pháp quan sát với phƣơng pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác. Tuy nhiên kết quả quan sát đƣợc không có tính đại diện cho số đông. Không thu thập đƣợc những vấn đề đứng sau hành vi đƣợc quan sát nhƣ động cơ, thái độ…Để lý giải cho các hành vi quan sát đƣợc, ngƣời nghiên cứu thƣờng phải suy diễn chủ quan.
2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại
a. Nội dung phƣơng pháp
Nhân viên điều tra tiến hành việc phỏng vấn đối tƣợng đƣợc điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn.
Áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tƣợng là cơ quan xí nghiệp, hay những ngƣời có thu nhập cao (vì họ đều có điện thoại); hoặc đối tƣợng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thƣ. Nên sử dụng kết hợp
phỏng vấn bằng điện thoại với phƣơng pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phƣơng pháp.
b. Ƣu nhƣợc điểm
Dễ thiết lập quan hệ với đối tƣợng (vì nghe điện thoại reo, đối tƣợng có sự thôi thúc phải trả lời). Có thể kiểm soát đƣợc vấn viên do đó nâng cao đƣợc chất lƣợng phỏng vấn. Dễ chọn mẫu (vì công ty xí nghiệp nào cũng có điện thoại, nên dựa vào niên giám điện thoại sẽ dễ dàng chọn mẫu). Tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%), nhanh và tiết kiệm chi phí. Có thể cải tiến bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn (có thể cải tiến để bảng câu hỏi hoàn thiện hơn, hoặc có thể thay đổi thứ tự câu hỏi). Tuy nhiên thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì ngƣời trả lời thƣờng không sẵn lòng nói chuyện lâu qua điện thoại, nhiều khi ngƣời cần hỏi từ chối trả lời hay không có ở nhà…Không thể trình bày các mẫu minh họa về mẫu quảng cáo, tài liệu… để thăm dò ý kiến.
c. Biện pháp làm tăng hiệu quả phỏng vấn qua điện thoại
Dùng máy vi tính trợ giúp để xử lý các câu hỏi mở (đáp viên trả lời theo ý thích của họ). Nhờ máy tính nối với điện thoại, các câu trả lời cho câu hỏi mở sẽ đƣợc ghi lại và sau đó sẽ đƣợc xử lý. Ngƣời ta còn căn cứ vào ngữ điệu và cƣờng độ âm thanh để đo lƣờng mức độ cảm nhận của đối tƣợng.
2.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp
a. Nội dung phƣơng pháp
Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tƣợng đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
Áp dụng khi hiện tƣợng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tƣợng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc…
b. Ƣu nhƣợc điểm
Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tƣợng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tƣợng về các câu hỏi, có thể dùng
hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trƣớc khi ghi vào phiếu điều tra. Tuy nhiên chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức.
c. Biện pháp nâng cao hiệu quả của phỏng vấn cá nhân trực tiếp
- Nâng cao tính chuyên nghiệp của vấn viên: Kỹ năng đặt câu hỏi phải khéo léo, tinh tế; không để cho quan điểm riêng của mình ảnh hƣởng đến câu trả lời của đáp viên; phải trung thực (không đƣợc bịa ra câu trả lời, bỏ bớt câu trả lời để tự điền lấy cho nhanh); phải có kỹ năng giao tiếp tốt (giọng nói, ngữ điệu, y phục …phải phù hợp với nhóm ngƣời sẽ giao tiếp).
- Áp dụng phƣơng pháp này tại chợ hay siêu thị vì chi phí rẻ, thuận lợi, dễ kiểm tra, mẫu nghiên cứu đa dạng (chi phí ít nhƣng hỏi đƣợc nhiều ngƣời ở những địa bàn khác nhau), có thể sử dụng trang thiết bị hỗ trợ (thuê một phòng của trung tâm thƣơng mại để bố trí các trang thiết bị nhƣ trang thiết bị nấu ăn, trang bị máy chiếu video, phòng để phỏng vấn tập thể, trình bày về các quảng cáo hay minh hoạ trong quá trình phỏng vấn…). Tuy nhiên sẽ có những hạn chế nhƣ: Do mẫu chọn tại các trung tâm thƣơng mại là mẫu phi xác suất nên không cho phép ta suy diễn kết quả cho tổng thể lớn hơn; những ngƣời lui tới chợ hay siêu thị để mua sắm không có nhiều thời gian để trả lời. Vấn viên sẽ mang tâm lý vội vàng để đẩy nhanh tốc độ hỏi nên khó đạt đƣợc chất lƣợng hỏi cao.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng biểu, báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh tổng hợp các thông tin từ các cơ quan, có liên quan khác...
Tài liệu thu thập đƣợc gồm:
- Các tài liệu thống kê về Thu, Chi Ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2011.
- Các tài liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2011.
- Các tài liệu về định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
- Các công trình, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.
Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng đầu tƣ từ Ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; thực trạng hoạt động cải cách hành chính trong hoạt động quản lý dự án đầu tƣ trong khu vực kinh tế nhà nƣớc tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn.
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu.
2.4. Phân tich số liệu
2.4.1. Phương pháp phân tổ
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí nhƣ GPD; thực trạng hoạt động cải cách hành chính trong hoạt động quản lý dự án đầu tƣ trong khu vực kinh tế nhà nƣớc tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua, Chi Ngân sách,... Phƣơng pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý vốn đầu tƣ phát triển ở tỉnh Quảng Ninh.
2.4.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý vốn đầu tƣ phát triển qua các năm.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.
+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
2.4.3. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phƣơng pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho ngƣời đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhƣng có năng lực chuyên môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác dự báo.
2.4.5. Phương pháp dự báo
Sử dụng phƣơng pháp này cho phép dự báo ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tƣợng. Tài liệu thƣờng đƣợc sử dụng để dự đoán là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tƣợng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tƣợng trong thời gian tiếp theo.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.
1. Tổng vốn NSNN đầu tƣ trong toàn tỉnh.
2. Tỷ trọng vốn đầu tƣ từ NSNN trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. 3. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội.
4. Tổng vốn đầu tƣ từ ngân sách giai đoạn 2005-2011.
5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Quảng Ninh từ 2005-2011.
6. Nội dung và hiệu quả quản lý đầu tƣ từ NSNN giai đoạn 2005-201. 7. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI
8. Kết quả CCHC giai đoạn 2000-2010 9. Hiệu quả hoạt động quản lý dự án đầu tƣ.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khoảng: 20,4 - 22,4 độ vĩ Bắc; 106,26 – 108,31 độ kinh Đông. Chiều rộng từ Đông sang Tây, khoảng rộng nhất = 195km; chiều dài từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất = 102 km. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 132,8 km. Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, thành phố Hải Phòng. Phía Đông và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.
Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và nhiều cửa khẩu địa phƣơng trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nƣớc. Diện tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: đất nông nghiệp và đất chuyên dùng có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng có trên 500.000 ha. Đây là lợi thế lớn cho nghề nông lâm trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến lâm hải sản, thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sống dân sinh và xuất khẩu.
Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn héc ta trƣơng bãi ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trrồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có 2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và 30 con sông, suối bắt nguồn từ phía sƣờn đồi đón gió thuộc cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 m, chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biển, thuận tiện cho lƣu thông hàng hoá, quan hệ giao lƣu với các vùng trong nƣớc, nƣớc ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu
thuyền, sản xuất muối và xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ phục vụ đời sống đồng bào dân tộc miền núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh....
Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lƣợng lớn, ngày nay đã có hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lƣợng lớn, nhỏ đang đƣợc khai thác nhƣ: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tinh, cao lanh Pyrôphilít, Titan, Ăngtymoam, Vàng, Kẽm, Nƣớc khoáng thiên nhiên...
Diện tích bể than Quảng Ninh khoảng 1.300 km2. Trữ lƣợng than tự nhiên có khoảng 12 tỷ tấn, trữ lƣợng đã khảo sát thăm dò đƣa vào khai thác là 3,633 tỷ tấn chiếm 90% tổng trữ lƣợng than cả nƣớc. Than Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí và Vân Đồn. Đến nay đã có 5 khu mỏ than lớn là Mạo Khê, Cẩm Phả, Hòn Gai, Vàng Danh và Kế Bào (huyện Vân Đồn) đƣợc khai thác hơn 100 năm với hai phƣơng pháp lộ thiên và hầm lò.
Cát, đá sỏi, cao lanh làm vật liệu xây dựng, đƣợc phân bố ở khắp các địa