Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong quản lý dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 118 - 125)

6. Kết cấu của luận văn

4.4.1. Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh

Để các dự án đầu tƣ hạ tầng có hiệu quả, cần tăng cƣờng hỗ trợ xây dựng phƣơng pháp xác định thứ tự ƣu tiên các dự án đầu tƣ xây dựng để từ đó có thể phân cấp và quản lý đầu tƣ một cách hiệu quả và phù hợp với trình độ của cấp thấp hơn nhƣ cấp huyện và xã.

Có hình thức xử lý thích đáng đối với chủ đầu tƣ nếu không hoàn thành nhiệm vụ và chất lƣợng công trình theo đúng tiêu chuẩn qui định khi đƣợc giao kèm theo phạt hành chính tƣơng đƣơng với hậu qua do những sai sót hoặc chậm chễ của chủ đầu tƣ gây ra.

Tăng cƣờng và đào tạo cán bộ dự án đủ trình độ và năng lực, có kế hoạch và tuyển chọn dân chủ và công khai, trách tình trạng “con ông cháu cha” dẫn tới cán bộ không đủ năng lực dẫn tình trạng quản lý yếu kém gây thất thoát cũng nhƣ sử dụng vốn đầu tƣ không hiệu quả.

Về những biện pháp cần thực hiện để cải thiện chất lƣợng quản lý các dự án đầu tƣ nhà nƣớc cần tập trung vào việc “Phân cấp và trao quyền mạnh hơn cho cấp dƣới”. Tuy nhiên, để đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả và các khâu từ lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đòi hỏi ở mỗi cấp cần nâng cao trình độ đào tạo cho cán bộ quản lý thông qua tăng cƣờng năng lực cho cả lãnh đạo và cán bộ chuyên môn:

Cần đào tạo cán bộ lãnh đạo về một số kỹ năng quan trọng sau đây:

Kiến thức về quản trị nhà nƣớc trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện đại.

Luật pháp và các qui chế về tài chính công ở cấp địa phƣơng ;

Bảo đảm tính minh bạch trong họat động của chính quyền địa phƣơng ; Cải tiến công tác kế hoạch để phát triển địa phƣơng;

Cải thiện công tác quản lý tài chính địa phƣơng;

Quản lý Dự án Đầu tƣ nhà nƣớc – thiết kế và lập kế hoạch; Quản lý Dự án Đầu tƣ nhà nƣớc- Theo dõi và Giám sát;

Phƣơng pháp xác định thứ tự các dự án đầu tƣ nhà nƣớc cần ƣu tiên.

Đối với cán bộ chuyên môn

Cán bộ chuyên môn cũng cần đƣợc bổ sung kiến thức và các kỹ năng nhƣ: Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin;

Kỹ năng trình bày thông tin và viết báo cáo; Kỹ năng phân tích đánh giá;

Kỹ năng tiếp xúc với cộng đồng; Kỹ năng quản lý thời gian;

Kỹ năng quản lý/giám sát dự án phát triển;

Kỹ năng sử dụng máy vi tính và một số phần mềm quan trọng phục vụ công việc chuyên môn hàng ngày.

Đối với cán bộ của tổ chức xã hội dân sự cần :

Tổ chức tốt hơn việc tham gia của tổ chức xã hội dân sự vào quá trình lập, thẩm định ngân sách đối với các dự án đầu tƣ;

Chuyển giao cho các tổ chức xã hội dân sự một số chức năng cung cấp và quản lý dịch vụ công;

Bổ túc cho đại diện các tổ chức xã hội dân sự về một số kiến thức luật pháp liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, các quy trình giám sát, thực hiện công khai, minh bạch đối với các dự án đầu tƣ của khu vực nhà nƣớc.

4.4.2. Kiến nghị với cấp trung ương

Chính phủ cần nghiên cứu tổng thể, đánh giá toàn diện về hệ thống cơ chế chính sách, các công cụ quản lý, công tác hƣớng dẫn, kiểm tra… liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ công. Hiện tại, hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam đƣợc quản lý theo quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Trong đó, liên quan trực tiếp tới quản lý đầu tƣ công là các Luật: Đấu thầu, Đầu tƣ, Xây dựng, các nghị định hƣớng dẫn thi hành các luật nêu trên và một số nghị định khác của Chính phủ. Ngoài ra, quản lý đầu tƣ công còn liên quan tới nhiều luật nhƣ: Đất đai, Bảo vệ môi trƣờng, Khoáng sản, Dầu khí, Thuế thu nhập doanh nghiệp… và các hệ thống văn bản hƣớng dẫn các luật này

Sớm ban hành Luật Đầu tƣ công và Luật Quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh. Nội dung của Luật Đầu tƣ công sẽ tập trung giải quyết các vấn đề: thống nhất về quan điểm, cách hiểu đầy đủ về đầu tƣ công, các khâu chủ yếu trong quá trình đầu tƣ công, từ đó xác định phạm vi, yêu cầu và nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công; hoàn thiện cơ chế quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tƣ công từ cấp Trung ƣơng đến cơ sở; nâng cao và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực thực hiện, quản lý đầu tƣ công…

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng, công tác cải cách hành chính liên quan tới quản lý các dự án đầu tƣ thuộc khu vực nhà nƣớc của tỉnh đã đƣợc tiến hành đồng bộ, sát với các nội dung chƣơng trình cải cách hành chính Nhà nƣớc.

Bộ máy hành chính quản lý dự án đầu tƣ khu vực nhà nƣớc đƣợc tổ chức khoa học, gọn nhẹ hơn theo hƣớng đa ngành, đa lĩnh vực nhƣng có sự phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và các địa phƣơng trong tỉnh. Hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính đối với các dự án nhà nƣớc đƣợc nâng cao; chế độ công khai, minh bạch đƣợc duy trì.

Công tác ban hành văn bản đối với quản lý dự án đầu tƣ nhà nƣớc đƣợc tiếp tục đổi mới về chất lƣợng và nội dung; nhiều quy trình, thủ tục hành chính đã đƣợc đơn giản, công khai hoá, thời gian giải quyết đƣợc rút ngắn, qua đó tạo thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tƣ trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới các dự án đầu tƣ nhà nƣớc. Từ đó thúc đẩy các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng thu ngân sách, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, quá trình cải cách hành chính đối với các dự án nhà nƣớc trên địa bản tỉnh Quảng Ninh hiện vẫn còn gặp phải một số hạn chế nhƣ: hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan còn chƣa cao và chƣa vững chắc; vẫn còn sự trùng lắp các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thiếu rõ ràng, rành mạch về quyền lợi và trách nhiệm giữa các cấp ngân sách; cơ chế kiểm tra, giám sát còn cồng kềnh, Vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong thẩm định dự án, vấn đề quản lý thi công vẫn chƣa thực sự khoa học,...

Chính vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục đổi mới các thủ tục hành chính liên quan tới công tác quản lý dự án đầu tƣ khu vực nhà nƣớc ở tất cả các khâu từ lập, thẩm định cho tới thực thi dự án. Về mặt dài hạn, cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ trực tiếp tham gia vào công tác quản lý các dự án đầu tƣ sẽ giúp tỉnh Quảng Ninh nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án đầu tƣ khu vực nhà nƣớc một cách bền vững./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt:

1. Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2000), “Báo cáo tổng hợp đánh giá cải cách hành chính nhà nước”, Hà Nội.

2. PGS.TS Trần Thị Minh Châu (2007), “Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

3. Ngô Huy Cƣơng (Chủ biên), (2006): “Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay” Nhà xuất bản Tƣ Pháp.

4. Bùi Ngọc Cƣờng (2004) “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong

pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam”, sách Chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

5. Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Nhƣ Hà (Đồng chủ biên) (2009), “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

6. Nguyễn Huế, “Cải cách hành chính ở Quảng Ninh, chìa khóa thành công

của thu hút đầu tư: Những chuyển động mạnh”, Báo Quảng Ninh, ngày 23/02/2012

7. Lê Chi Mai, “Đầu tư công: Thành quả và thách thức”, Học viện Hành chính, Tạp chí Tài chính, số 02/ 2011.

8. Hoàng Lộc (2006), "Mở cửa - Đột phá cải cách hành chính" - http://www.vneconomy.com.vn, ngày 18/8/2006.

9. Lê Bảo Long, Nguyễn Thị Trang Anh (Chủ biên), (2005), “Tiếng nói doanh nghiệp”, Nhà Xuất bản Tƣ pháp.

10. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2002), “Báo cáo phát triển Việt Nam- thực hiện cải cách nền hành chính để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn”, Hà Nội.

11. Phạm Duy Nghĩa, “Giấc mơ về nửa triệu DN và một đạo luật chung: Luật Doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 219 (07/2006).

12. Trần Quang Nhiếp:“Nền kinh tế nhiều thành phần với việc phát huy các nguồn lực để phát triển”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam: Lí luận và thực tiễn”, Lê Hữu Nghĩa và Đinh Văn Ân dồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004. 13. Papi (2012), Chỉ số Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam

(PAPI) 2011: Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân – Tỉnh Quảng Ninh, Trang web: www.papi.vn

14. Vũ Thị Hoài Phƣơng (2010) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trong đầu tƣ. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 03/2010. 15. Sở Nội vụ Quảng Ninh (2009), Báo cáo kết quả thực hiện công tác cải

cách hành chính tỉnh Quảng Ninh năm 2009, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính năm 2010.

16. Sở Nội vụ Quảng Ninh (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính tỉnh Quảng Ninh năm 2010, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính năm 2011.

17. Sở Nội vụ Quảng Ninh (2011), Báo cáo ết quả thực hiện công tác cải cách hành chính tỉnh Quảng Ninh năm 2011, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính năm 2012.

18. Nguyễn Đình Tài, Lê Thanh Tú, “Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 04/2010;

19. Trang Thị Tuyết (2006), “Một số giải pháp hoàn thiện quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 06/2006, Trang 136

20. Trần Đình Thắng (2007), “Cải cách nền hành chính nhà nước trong thời kỳ đổi mới của đất nước”, Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội.

21. Dƣơng Quang Tung (2009), “Đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính đáp

ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới, hội nhập”, Viện Khoa học tổ chức nhà nƣớc, Hà Nội.

22. Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý (2005), “Đổi mới quản lý về kinh tế”, Hà Nội

23. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và xây dựng Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

24. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Tình hình thực hiện phân công, phân cấp quản lý kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2004 đến nay.

25. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Tổng kết thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2010

26. Lê Danh Vĩnh (2009), “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam” Sách chuyên khảo, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

27. VCCI (2012), Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Báo cáo hàng năm.

28. Trang web Bộ Nội vụ (2012),

[http://www.caicachhanhchinh.gov.vn/Plus.aspx/vi/1].

II. Tiếng Anh:

1. Gibbons, F.Clifford De Simone, Rebecca A. “How to start a business in New Jersey”, Pubisher Sphinx publishing, an Imprint of Sourcebooks, Inc, 07/2004.

2. Jay.K. Rosengard, Chƣơng trình Fullbright; “Đánh giá hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam”, 2009.

3. L.Kolvereid, E.Isaksen: “New business start-up and subsequent entry into self-employment”, Journal of Business Venturing, 21(2006).

4. Verheijen, Tony (2007), “Administrative capacity in the new members states: The limit or innovation?”, World Bank Publications.

5. World Bank (2010), Doing business 2011, có thể truy cập tại www.doingbusiness.org

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong quản lý dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)