Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong quản lý dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 64)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Đặc điểm tự nhiên

Là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khoảng: 20,4 - 22,4 độ vĩ Bắc; 106,26 – 108,31 độ kinh Đông. Chiều rộng từ Đông sang Tây, khoảng rộng nhất = 195km; chiều dài từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất = 102 km. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 132,8 km. Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, thành phố Hải Phòng. Phía Đông và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.

Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và nhiều cửa khẩu địa phƣơng trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nƣớc. Diện tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: đất nông nghiệp và đất chuyên dùng có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng có trên 500.000 ha. Đây là lợi thế lớn cho nghề nông lâm trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến lâm hải sản, thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sống dân sinh và xuất khẩu.

Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn héc ta trƣơng bãi ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trrồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có 2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và 30 con sông, suối bắt nguồn từ phía sƣờn đồi đón gió thuộc cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 m, chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biển, thuận tiện cho lƣu thông hàng hoá, quan hệ giao lƣu với các vùng trong nƣớc, nƣớc ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu

thuyền, sản xuất muối và xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ phục vụ đời sống đồng bào dân tộc miền núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh....

Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lƣợng lớn, ngày nay đã có hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lƣợng lớn, nhỏ đang đƣợc khai thác nhƣ: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tinh, cao lanh Pyrôphilít, Titan, Ăngtymoam, Vàng, Kẽm, Nƣớc khoáng thiên nhiên...

Diện tích bể than Quảng Ninh khoảng 1.300 km2. Trữ lƣợng than tự nhiên có khoảng 12 tỷ tấn, trữ lƣợng đã khảo sát thăm dò đƣa vào khai thác là 3,633 tỷ tấn chiếm 90% tổng trữ lƣợng than cả nƣớc. Than Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí và Vân Đồn. Đến nay đã có 5 khu mỏ than lớn là Mạo Khê, Cẩm Phả, Hòn Gai, Vàng Danh và Kế Bào (huyện Vân Đồn) đƣợc khai thác hơn 100 năm với hai phƣơng pháp lộ thiên và hầm lò.

Cát, đá sỏi, cao lanh làm vật liệu xây dựng, đƣợc phân bố ở khắp các địa phƣơng trong tỉnh, nguồn khoáng sản này đã đƣợc thăm dò cho khai thác làm xi măng, vật liệu xây dựng, nhất là sét Giếng Đáy đƣợc khảo sát, khai thác làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói từ năm 1911 cho đến nay.

Nƣớc khoáng thiên nhiên và nƣớc khoáng nóng có ở một số địa phƣơng nhƣ Quang Hanh, Cẩm Thạch (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu), nhƣng có thƣơng hiệu và đƣợc nhiều ngƣời biết đến là nƣớc khoáng Quang Hanh tập trung trên địa bàn thị xã Cẩm Phả. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, nguồn tài nguyên này bắt đầu đƣợc khai thác để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và chữa bệnh cho nhân dân vùng mỏ.

Dân số của tỉnh Quảng Ninh năm 1955 có 280.692 ngƣời, đến năm 1999 có 1.004.453 ngƣời thuộc các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Mƣờng, Nùng, Thái,... Dân số Quảng Ninh tăng không đều do tác động của yếu tố di cƣ, nhất là năm 1978 - 1979 với sự ra đi của ngƣời Hoa ở các địa phƣơng trong Tỉnh. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay dân số của tỉnh tăng

nhanh do ảnh hƣởng của yếu tố thu hút lực lƣợng lao động đến làm việc tại các cơ sở kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 30% tổng số lao động toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong quản lý dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 64)