Phân tich số liệu

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong quản lý dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 60 - 125)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.Phân tich số liệu

2.4.1. Phương pháp phân tổ

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí nhƣ GPD; thực trạng hoạt động cải cách hành chính trong hoạt động quản lý dự án đầu tƣ trong khu vực kinh tế nhà nƣớc tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua, Chi Ngân sách,... Phƣơng pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý vốn đầu tƣ phát triển ở tỉnh Quảng Ninh.

2.4.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý vốn đầu tƣ phát triển qua các năm.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.

+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.4.3. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phƣơng pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho ngƣời đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhƣng có năng lực chuyên môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác dự báo.

2.4.5. Phương pháp dự báo

Sử dụng phƣơng pháp này cho phép dự báo ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tƣợng. Tài liệu thƣờng đƣợc sử dụng để dự đoán là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tƣợng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tƣợng trong thời gian tiếp theo.

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.

1. Tổng vốn NSNN đầu tƣ trong toàn tỉnh.

2. Tỷ trọng vốn đầu tƣ từ NSNN trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. 3. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội.

4. Tổng vốn đầu tƣ từ ngân sách giai đoạn 2005-2011.

5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Quảng Ninh từ 2005-2011.

6. Nội dung và hiệu quả quản lý đầu tƣ từ NSNN giai đoạn 2005-201. 7. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI

8. Kết quả CCHC giai đoạn 2000-2010 9. Hiệu quả hoạt động quản lý dự án đầu tƣ.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khoảng: 20,4 - 22,4 độ vĩ Bắc; 106,26 – 108,31 độ kinh Đông. Chiều rộng từ Đông sang Tây, khoảng rộng nhất = 195km; chiều dài từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất = 102 km. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 132,8 km. Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, thành phố Hải Phòng. Phía Đông và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.

Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và nhiều cửa khẩu địa phƣơng trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nƣớc. Diện tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: đất nông nghiệp và đất chuyên dùng có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng có trên 500.000 ha. Đây là lợi thế lớn cho nghề nông lâm trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến lâm hải sản, thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sống dân sinh và xuất khẩu.

Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn héc ta trƣơng bãi ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trrồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có 2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và 30 con sông, suối bắt nguồn từ phía sƣờn đồi đón gió thuộc cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 m, chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biển, thuận tiện cho lƣu thông hàng hoá, quan hệ giao lƣu với các vùng trong nƣớc, nƣớc ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu

thuyền, sản xuất muối và xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ phục vụ đời sống đồng bào dân tộc miền núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh....

Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lƣợng lớn, ngày nay đã có hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lƣợng lớn, nhỏ đang đƣợc khai thác nhƣ: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tinh, cao lanh Pyrôphilít, Titan, Ăngtymoam, Vàng, Kẽm, Nƣớc khoáng thiên nhiên...

Diện tích bể than Quảng Ninh khoảng 1.300 km2. Trữ lƣợng than tự nhiên có khoảng 12 tỷ tấn, trữ lƣợng đã khảo sát thăm dò đƣa vào khai thác là 3,633 tỷ tấn chiếm 90% tổng trữ lƣợng than cả nƣớc. Than Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí và Vân Đồn. Đến nay đã có 5 khu mỏ than lớn là Mạo Khê, Cẩm Phả, Hòn Gai, Vàng Danh và Kế Bào (huyện Vân Đồn) đƣợc khai thác hơn 100 năm với hai phƣơng pháp lộ thiên và hầm lò.

Cát, đá sỏi, cao lanh làm vật liệu xây dựng, đƣợc phân bố ở khắp các địa phƣơng trong tỉnh, nguồn khoáng sản này đã đƣợc thăm dò cho khai thác làm xi măng, vật liệu xây dựng, nhất là sét Giếng Đáy đƣợc khảo sát, khai thác làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói từ năm 1911 cho đến nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nƣớc khoáng thiên nhiên và nƣớc khoáng nóng có ở một số địa phƣơng nhƣ Quang Hanh, Cẩm Thạch (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu), nhƣng có thƣơng hiệu và đƣợc nhiều ngƣời biết đến là nƣớc khoáng Quang Hanh tập trung trên địa bàn thị xã Cẩm Phả. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, nguồn tài nguyên này bắt đầu đƣợc khai thác để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và chữa bệnh cho nhân dân vùng mỏ.

Dân số của tỉnh Quảng Ninh năm 1955 có 280.692 ngƣời, đến năm 1999 có 1.004.453 ngƣời thuộc các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Mƣờng, Nùng, Thái,... Dân số Quảng Ninh tăng không đều do tác động của yếu tố di cƣ, nhất là năm 1978 - 1979 với sự ra đi của ngƣời Hoa ở các địa phƣơng trong Tỉnh. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay dân số của tỉnh tăng

nhanh do ảnh hƣởng của yếu tố thu hút lực lƣợng lao động đến làm việc tại các cơ sở kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 30% tổng số lao động toàn tỉnh.

3.1.2. Phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: Những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã phát huy các lợi thế, tiềm năng cho phát triển, kết quả đạt đƣợc: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(GDP theo giá so sánh) bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 12,7%, năm 2011 ƣớc đạt 12,1%. So với năm 2005, quy mô kinh tế (theo giá so sánh) năm 2011 gấp 2,05 lần; GDP bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) năm 2011 ƣớc đạt 2.264 USD, gấp 3,1 lần. So với các tỉnh thành phố lớn, vùng đồng bằng sông Hồng vầ cả nƣớc thi tốc độc tăng GDP của Quảng Ninh luôn ở mức khá cao..

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh

Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp, dịch vụ tăng; năm 2011: nông nghiệp 5,11%; công nghiệp 53,83%; dịch vụ 41,06%. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn 5 năm 2006-2010 đạt 73.929 tỷ đồng, tăng bình quân 35,16%/năm; năm 2011 đạt 29.100 tỷ đồng, cao nhất từ trƣớc đến nay và đứng thứ 5 toàn quốc.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế Quảng Ninh

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh

Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 107.718 tỷ đồng, tăng bình quân 14,5%/năm, năm 2011 tăng 10,2% so với năm 2010.

Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 5,4%/năm; năm 2011, tăng 4,1%. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (giá so sánh) giai đoạn 2006-2010 tăng 12,5%; năm 2011 tăng 12,1%. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2006 - 2010 đạt 8.589 triệu USD, tăng bình quân 19,3%/năm; năm 2011 2.434 triệu USD, tăng 16,5% so với năm 2010.

Vốn đầu tư xã hội: Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 5 năm (2006 - 2010) đạt 139.382 tỷ đồng, tăng bình quân 28,2%/năm. Đã đầu tƣ và đƣa vào sử dụng một số công trình quan trọng: Cầu Bãi Cháy, 02 cầu vƣợt đƣờng sắt trên quốc lộ 18, các cầu treo dân sinh; xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 18 đoạn Mông Dƣơng - Móng Cái, đƣờng 337, 329, đƣờng 334, đƣờng Trới-Vũ Oai…), chú trọng đầu tƣ phát triển giao thông tới các khu kinh tế, đƣờng và hạ tầng các cảng biển, đƣờng vành đai biên giới. Hệ thống trƣờng, lớp; các cơ sở khám chữa bệnh đƣợc đầu tƣ cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội năm sau đều cao hơn năm trƣớc, cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển cũng ngày càng đa dạng và phong phú: năm 2010 vốn đầu tƣ thuộc ngân sách nhà nƣớc chiếm khoảng 13,2%; vốn

vay 51,9%; vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nƣớc 4,8%; vốn đầu tƣ của tƣ nhân và dân cƣ chiếm 10,3%; vốn của doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc 11,0%; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 5,40%.

Bảng 3.1: Tình hình đầu tƣ phát triển kinh tế trên địa bàn

2005 2008 2009 2010

TỔNG SỐ (Tr đồng, giá hiện hành) 10.536.885 31.378.211 2.545.376 3.610.757

PHÂN THEO NGUỒN VỐN

Vốn khu vực kinh tế Nhà nƣớc 8.418.517 27.935.646 5.860.795 24.628.938

Vốn ngân sách Nhà nƣớc 1.431.212 2.842.958 3.126.494 4.443.276

Vốn vay 5.783.885 22.127.159 20.527.111 17.438.672

Vốn tự có của các doanh nghiệp 986.186 .280.277 1.221.900 1.614.351

Nguồn vốn khác 217.234 685.252 985.290 1.132.639

Vốn ngoài Nhà nƣớc 1.886.759 2.737.085 5.424.581 7.151.819

Vốn của doanh nghiệp 644.929 1.114.990 2.564.396 3.704.880

Vốn của dân cƣ 1.241.830 1.622.095 2.860.185 3.446.939

Vốn khu vực đầu t trực tiếp của NN 231.609 705.480 1.260.000 1.830.000

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CƠ CẤU (TỔNG SỐ = 100%) 100,0 100,0 100,0 100,0

PHÂN THEO NGUỒN VỐN (%)

Vốn khu vực kinh tế Nhà nƣớc 79,9 89,0 79,5 73,3

Vốn ngân sách Nhà nƣớc 13,6 9,1 9,6 13,2

Vốn vay 54,9 70,5 63,1 51,9

Vốn tự có của các doanh nghiệp 9,4 7,3 3,8 4,8

Nguồn vốn khác 2,1 2,2 3,0 3,4

Vốn ngoài Nhà nƣớc 17,9 8,7 16,7 21,3

Vốn của doanh nghiệp 6,1 3,6 7,9 11,0

Vốn của dân cƣ 11,8 5,2 8,8 10,3

Vốn khu vực đầu t trực tiếp của NN 2,2 2,2 3,9 5,4

Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng

Những năm gần đây, kết cấu hạ tầng của tỉnh nhƣ giao thông, bƣu chính – viễn thông, cấp điện, cấp nƣớc cùng các cơ sở công sở, hạ tầng văn hóa xã hội đƣợc tăng cƣờng. Một số hạng mục công trình lớn về cảng, giao thông, hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, hệ thống trƣờng lớp, cơ sở y tế đƣợc xây dựng và thực hiện theo quy hoạch của tỉnh và các quy hoạch huyện thị, thành phố.

+ Hệ thống giao thông:

Mạng lƣới giao thông đƣợc phân bố tƣơng đối hợp lý trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 phƣơng thức vận tải là đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa, đƣờng sắt và đƣờng biển rất thuận tiện cho việc lƣu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh.

Mạng lƣới đƣờng bộ bao gồm quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng đô thị và đƣờng giao thông nông thôn. Tổng cộng chiều dài đƣờng hiện có khoảng 3.694,4 Km (không bao gồm đƣờng thôn xóm và đƣờng chuyên dùng).

Mạng lƣới giao thông đƣờng biển: Với chiều dài đƣờng bờ biển khoảng trên 250 Km, tập trung nhiều cảng biển quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nƣớc nhƣ cảng Cẩm Phả, cảng Hòn Gai... và nhiều cảng biển khác đây là điều kiện rất thuận lợi cho vận tải đƣờng biển của Quảng Ninh.

Mạng lƣới sông ngòi phong phú là một ƣu thế của giao thông vận tải thuỷ tỉnh Quảng Ninh. Trong tỉnh có 25 luồng, tuyến sông do Trung ƣơng quản lý dài trên 400 Km gồm những sông lớn nhƣ: Sông Chanh, sông Ba Mom, …tạo điều kiện cho Quảng Ninh tiếp cận với các tỉnh phía bắc và lƣu thông với đƣờng biển. Ngoài ra sông địa phƣơng đang quản lý có 10 tuyến dài 167Km.

Mạng lƣới giao thông đƣờng sắt: Với tuyến đƣờng sắt quốc gia Kép - Hạ Long và các tuyến đƣờng sắt chuyên dùng của ngành than trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc vận chuyền hàng hóa và hành khách của

Quảng Ninh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa của Quảng Ninh với các tỉnh dọc tuyến đƣờng sắt đi qua.

+ Hệ thống cấp thoát nước:

Khu vực Móng Cái-Trà Cổ hiện đƣợc cấp từ NM nƣớc Móng Cái (5000m3/ngày đêm). Khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả đƣợc cấp từ NM nƣớc

Hoành Bồ (10000 m3/ngày đêm), Đồng Ho (20000 m3/ngày đêm), Diễn Vọng

(60000 m3/ngày đêm). Khu vực Uông Bí – Mạo Khê và Yên Hƣng: hiện đƣợc

cấp nƣớc từ NM nƣớc Vàng Danh (3000 m3/ngày đêm), Đồng Mây (3000 m3/ngày đêm), Đông Triều (2000 m3/ngày đêm), Mạo Khê (10000 m3

/ngày

đêm), Quảng Yên (2000 m3/ngày đêm). Các khu vực thuộc miền Đông, việc

cấp nƣớc khó khăn hơn, mỗi huyện hiện có một nhà máy nƣớc với công suất

nhỏ 600-2000 m3/ngày đêm, thƣờng đƣợc sử dụng từ các giếng khoan do đó

chƣa đảm bảo đƣợc tiêu chuẩn vệ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống thoát nƣớc của tỉnh hiện nay nói chung ở mức độ kém, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thoát nƣớc tại các đô thị. Hiện nay một số khu vực quan trọng nhƣ Bãi Cháy, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái đang có nguy cơ ô nhiễm nặng do chƣa có phƣơng pháp xử lý nƣớc thải (riêng thành phố Hạ Long mới đƣợc một phần).

+ Hệ thống hạ tầng xã hội

Theo số liệu của niên giám thống kê năm 2010, hệ thống trƣờng lớp của Tỉnh ngày càng đƣợc hoàn thiện thêm, hiện có 355 nhà trẻ, nhóm trẻ, 202 trƣờng mẫu giáo, 173 trƣờng tiểu học, 143 trƣờng THCS, 46 trƣờng PTTH. Ngoài ra tỉnh còn có 07 trƣờng Đại học và Cao đẳng.

Hệ thống y tế tiếp tục đƣợc đầu tƣ và phát triển, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh đã có 100% các xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Một số công trình văn hóa thể thao của tỉnh và các huyện thị đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp, đặc biệt một số công trình cấp tỉnh có quy mô lớn, hiện

đại đang đƣợc tiến hành đầu tƣ nhƣ Trung tâm thể thao của tỉnh, dự án sân Golf ở Tuần Châu, Trà Cổ... Nhiều di tích lịch sử- văn hoá đƣợc tu bổ, tôn tạo nhƣ khu di tích Yên Tử; hƣởng thụ văn hoá của nhân dân trong tỉnh ngày một đƣợc nâng cao.

Tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện đã đạt 55% (bình quân cả nƣớc 32%) là tỉnh duy nhất cả nƣớc có 4 thành phố trực thuộc, đến cuối năm 2011, diện tích nhà ở đô thị bình quân đạt 21,22 m2/ngƣời; toàn tỉnh có 109 dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu dân cƣ đƣợc phê duyệt, tổng mức đầu tƣ 12.192 tỉ đồng, tổng diện tích 1.881 héc-ta. Các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế biển phát triển. Tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, điện, kênh mƣơng, nƣớc sinh hoạt, trƣờng học, trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hoá.16

Thu nhập bình quân đầu người: thu nhập bình quân đầu ngƣời tỉnh Quảng Ninh có tốc độ tăng khá nhanh và đã gia tăng hơn 4 lần nếu só sánh

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong quản lý dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 60 - 125)