Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh doppler xuyên sọ và cắt lớp vi tính 64 dãy ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện - 3 chương đầu (Trang 30 - 31)

Quan điểm trước đây cho rằng cộng hưởng từ có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao trong chẩn đoán chảy máu dưới nhện giai đoạn sớm nhưng rất có giá trị ở giai đoạn bán cấp hay mạn tính (khi đó chụp cắt lớp vi tính đã trở về bình thường) [Error: Reference source not found]. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cộng hưởng từ có độ nhạy còn cao hơn cả cắt lớp vi tính trong phát hiện chảy máu dưới nhện, với các máy cộng hưởng từ có từ lực cao (1,5 Tesla), hiện đại hơn, đồng thời với sự hiểu biết sâu hơn và sử dụng các chuỗi xung hợp lý hơn (đặc biệt là xung T2* và FLAIR). Tuy nhiên đối với

các nhà lâm sàng thần kinh, cộng hưởng từ chưa có ưu thế hơn chụp cắt lớp vi tính đối với chảy máu dưới nhện. Vì thời gian chụp cộng hưởng từ kéo dài hơn, bệnh nhân phải nằm yên, trong khi đó đa phần bệnh nhân chảy máu dưới nhện trong giai đoạn cấp luôn trong trạng thái kích thích vật vã. Chụp cộng hưởng từ mạch (MRA): Hai phương pháp chụp cộng hưởng từ hiện nay đang được áp dụng là T.O.F (Time - Of - Flight) và P.C (Phase - Contrast) phát hiện các dị dạng mạch máu, các phình mạch lớn ở các động mạch lớn của não, đặc biệt là đa giác Willis [Error: Reference source not found].

Tóm lại đối với chảy máu dưới nhện, chụp cộng hưởng từ không phải là lựa chọn hàng đầu trong chẩn đoán co thắt mạch não thứ phát cũng như chẩn đoán nguyên nhân vì thời gian chụp lâu không thuận lợi cho bệnh nhân chảy máu dưới nhện và giá trị mang lại không hơn những phương pháp khác như chụp cắt lớp vi tính, Siêu âm Doppler xuyên sọ, chụp cắt lớp vi tính nhiều dãy đầu dò (64 dãy, 128 dãy, 256 dãy...).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh doppler xuyên sọ và cắt lớp vi tính 64 dãy ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện - 3 chương đầu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w