Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 71 - 72)

-Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm tạo thuận lợi cho công tác xuất nhập khẩu

Nhà nước cần ban hành và sửa đổi các thể chế, thủ tục XNK và quy định mức thuế XNK một cách hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XNK kinh doanh thuận lợi và tốn ít thời gian tiến hành thủ tục hành chính hơn.

Nhà nước cũng cần trợ cấp cho các doanh nghiệp XNK thông qua chế độ lãi suất ưu đãi, để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các mặt hàng chiến lược trong từng giai đoạn, phát huy lợi thế so sánh của nước ta. Trước mắt nên trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và thu mua xuất khẩu gạo, than, chè, cà phê, hàng nông lâm sản, dệt may…

-Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT

Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động thanh toán quốc tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.

Hơn nữa, các tham tán thương mại ở nước ngoài phải là người đi trước một bước trong việc cung cấp kịp thời thông tin về nhu cầu, sức mua, môi trường chính trị, luật pháp, văn hóa của thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước để có đối sách thích hợp trong từng thương vụ mua bán.

-Hoàn thiện môi trường pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C

Chính phủ nên khẩn trương ban hành những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Chính phủ có thể ban hành một nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương

hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C, mối quan hệ này cũng cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật quốc gia. Để tạo lập hành lang pháp lý của giao dịch này giữa ngân hàng và khách hàng, cần ký kết thoả thuận chung mang tính nguyên tắc trong giao dịch bằng văn bản. Những văn bản này rất cần thiết không chỉ đối với ngân hàng mà còn làm cơ sở để toà án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch thanh toán. Các cơ quan pháp luật không thể chỉ dựa vào thông lệ quốc tế mang xét xử các vụ kiện phát sinh tại Việt Nam, vì UCP không thể thay thế luật quốc gia.

-Sự phối hợp với các ban ngành có liên quan

Các giải pháp trên có mang lại hiệu quả cao hay không tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là phụ thuộc vào các cơ quan hữu quan chuyên trách quản lý các lĩnh vực khác có liên quan mật thiết tới công tác thanh toán quốc tế như Bộ thương mại, Hải quan... Các cơ quan này được coi như là mắt xích trong một dây chuyền khép kín của quá trình thực tiễn hóa các giải pháp. Điều cần thiết là họ nên tạo điều kiện, tránh tư tưởng cục bộ, phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại sao cho quá trình thanh toán cũng như việc giải quyết hậu quả rủi ro diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 71 - 72)