Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tổng thể

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 57 - 61)

3.2.1.1. Cần có chiến lược quản lý rủi ro tổng thể trên toàn hệ thống

-Xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong Ngân hàng.

Trước đây, Chi nhánh đã áp dụng hệ thống thông tin nội bộ, song chất lượng hệ thống thông tin này còn nhiều hạn chế. Do vậy, Chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng trong toàn hệ thống, làm cho các thông tin đó được đa dạng và phong phú hơn. Việc hoàn thiện hệ thống này không chỉ mỗi Ngân hàng làm được mà cần có sự phối hợp, hỗ trợ của hệ thống trung tâm tín dụng CIC của NHNN.

Ngoài ra, các thông tin kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động Chi nhánh cần được phát triển, nâng cao được khả năng phân tích các thông tin đó gắn với hoạt động Chi nhánh là điều cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.

-Xác định các rủi ro trọng yếu trong hệ thống ngân hàng, bao gồm: + Quản lý rủi ro tín dụng:

Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng trong toàn hệ thống Ngân hàng từ Hội sở đến chi nhánh.

Thực hiện phân tích tình hình kinh doanh, tài chính đối với khách hàng thường xuyên và định kỳ.

Thực hiện phân loại các khoản vay và lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN.

Thiết lập hệ thống thông tin quản lý cho phép tạo ra các báo cáo thường xuyên nhằm mục đích phát hiện ra các rủi ro tiềm năng.

+ Quản lý rủi ro thanh khoản

Các thông tin này ngoài việc cho thấy được số thực “ Có” về tài khoản hiện tại của Ngân hàng mà còn có khả năng dự báo trong thời gian ngắn về hoạt động thanh khoản của Ngân hàng.

Tăng cường khả năng phân tích kinh tế để có thể đưa ra các kết luận để phòng ngừa từ xa đối với hoạt động quản lý thanh khoản.

Cần đưa ra quy trình phân tích được mức độ thanh khoản tại Ngân hàng, đồng thời phải thay đổi hệ thống tính toán thanh khoản, thay việc tính toán theo hạn mức cố định hiện nay bằng việc tính toán thanh khoản theo luồng chu chuyển trong hoạt động Ngân hàng.

Đa dạng hóa các loại khách hàng tiền gửi để từ đó có mức thanh khoản ổn định. Với các khánh hàng lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản của Ngân hàng thì cần phải có các cam kết ràng buộc chặt chẽ về thực hiện sản phẩm tránh gây biến động lớn đến hoạt động quản lý thanh khoản.

+ Quản lý rủi ro lãi suất

Cần đưa ra hệ thống thống nhất việc phân tích biến động lãi suất tại Ngân hàng. Yêu cầu các bộ phận kinh doanh thường xuyên lập và báo cáo chi tiết rủi ro lãi suất theo định kỳ, để có cơ sở phòng ngừa kịp thời.

Thường xuyên tiến hành để từ đó có giải pháp điều chỉnh lãi suất hợp lý. Trong quá trình đánh giá cần đưa ra nhiều phương án được tính toán khác nhau để có sự lựa chọn thích hợp.

+ Quản lý rủi ro hối đoái

Thiết lập các hạn mức về hoạt động kinh doanh hối đoái trong Ngân hàng, cũng như cơ cấu trạng thái ngoại hối trên bảng cân đối kế toán. Thiết lập hạn mức về mức độ chênh lệch tài sản và công nợ bằng ngoại tệ cho từng bộ phận kinh doanh.

Thiết lập hạn mức mà các bộ phận kinh doanh có thể mua bán mà không cần báo trước phòng nguồn vốn Trung Ương.

Thiết lập các hạn mức về hoạt động kinh doanh ngoại hối trong nội bộ phòng nguồn vốn Trung Ương bao gồm hạn mức qua ngày, qua đêm và có kỳ hạn, hạn mức cho từng đối tác kinh doanh và cho từng nhân viên giao dịch.

3.2.1.2. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tổng thể của Chi nhánh

-Ngân hàng phát hành L/C

Ngân hàng phát hành giữ vai trò đặc biệt trong thanh toán TDCT bởi tính chất thay thế người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu. Ngân hàng phát hành thực hiện hai nhiệm vụ chính trong quy trình thanh toán TDCT – phát hành và thanh toán L/C cho người thụ hưởng. Rủi ro của Ngân hàng phát hành chiếm tỷ lệ khá cao trong rủi ro TTQT và không chỉ phát sinh thuần túy ở khâu thanh toán mà được bắt nguồn từ khâu phát hành L/C.

Thẩm định kỹ khách hàng trên các phương diện tài chính, uy tín và những nội dung trong đơn yêu cầu phát hành L/C để xác định các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro phải được đặt lên hàng đầu. Tiếp đó, Ngân hàng phát hành phải khẳng định rằng L/C được phát hành có nội dung rõ ràng, chặt chẽ, đầy đủ cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ góp phần giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng phát hành khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

Rủi ro với Ngân hàng phát hành là rất lớn và phụ thuộc vào nhiều chủ thể như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng thương lượng thanh toán… vì thế Ngân hàng cần đặc biệt coi trọng công tác thu thập thông tin kinh tế, chính trị, xã hội của các đối tác tham gia.

-Ngân hàng thông báo

Thông báo thư tín dụng là một trong những nghiệp vụ đơn giản và tạo điều kiện thu phí cao cho các NHTM. Thực hiện tốt vai trò của Ngân hàng thông báo sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu của các NHTM Việt Nam.

Ngân hàng thông báo tham gia vào phương thức thanh toán L/C với tư cách là Ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng buộc trách nhiệm phải

trọng. Từ thực tế rủi ro của Ngân hàng, đòi hỏi sự thận trọng trong xử lý và thông báo nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kiểm tra, thông báo và yêu cầu tra soát chữ ký, hoặc mã khóa, Code SWIFT…

Thực hiện tốt chức năng tư vấn của Ngân hàng thông báo giúp người thụ hưởng loại bỏ bớt những điều khoản bất lợi như: chứng từ có xác nhận của người nhập khẩu, L/C chỉ có giá trị thanh toán tại Ngân hàng phát hành…và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí giao dịch. Đồng thời, cũng cần lưu ý người xuất khẩu không nên chấp nhận những điều kiện trong L/C ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng thương lượng và của người xuất khẩu.

-Ngân hàng xác nhận

Xác nhận L/C không chỉ là cơ hội để Ngân hàng tăng phí dịch vụ mà còn nâng cao uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xác nhận là một trong những nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao, đặc biệt đối với Việt Nam.

Để đảm bảo uy tín và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, Ngân hàng xác nhận cần nắm chắc những vấn đề sau đây:

+ Ngân hàng mở có uy tín, đủ năng lực tài chính; trong những trường hợp cần thiết yêu cầu ký quỹ 100% giá trị xác nhận.

+ Nắm được khả năng và nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng phát hành.

+ Ngân hàng phát hành thể hiện được khả năng thanh toán của mình như cho phép Ngân hàng xác nhận ghi nợ tài khoản của mình tại đó.

Ngân hàng phát hành được Ngân hàng xác nhận cấp tín dụng. -Ngân hàng thương lượng thanh toán:

Rủi ro của Ngân hàng thương lượng thanh toán phụ thuộc vào chất lượng đánh giá khả năng đòi tiền của bộ chứng từ. Vì vậy, Ngân hàng thương lượng thanh toán cần:

+ Thực hiện tốt công tác kiểm tra chứng từ và có hướng xử lý kịp thời. + Phân tích mức độ rủi ro của việc đòi tiền căn cứ vào hàng loạt vấn đề như: chất lượng bộ chứng từ, năng lực và uy tín của Ngân hàng phát hành; xu hướng biến động giá hàng hóa…

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w