Đẩy mạnh hoạt động XNK, cải thiện cán cân thương mại

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 65 - 67)

Cán cân TTQT của Việt Nam thâm hụt làm ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. Cán cân vãng lai và cán cân thương mại của Việt Nam luôn bị thâm hụt lớn dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ ảnh hưởng tới khả năng chi trả ngoại hối của các NHTM nói chung và NH nói riêng, làm ảnh hưởng đến công tác TTQT.

Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào lĩnh vực XNK chủ yếu là các DN vừa và nhỏ , kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản...có giá cả biến động lớn trên thị trường quốc tế. Đối với những mặt hàng này lượng chứng từ nhiều song giá trị hóa đơn thấp.

Mặt hàng XK của DN Việt Nam bị cạnh tranh bởi các DN của quốc gia có thế mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia...do đó thị trường XK của DN Việt Nam không ổn định, trong khi đó khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam kém, khi ký hợp đồng XK do thiếu thông tin thường bị ép giá, hoặc XK qua các đối tác trung gian như Đài Loan, Hồng Kong, Singapore trên hiệu quả XK kém, thường gặp nhiều rủi ro.

DN Việt Nam chưa tạo được uy tín trên thị trường quốc tế, tiếng nói trên thị trường quốc tế chưa có trọng lượng nên khi xảy ra tranh chấp dù có đưa ra tòa thì cũng khó có thể thắng kiện, dù cho có thắng kiện thì khả năng đòi được tiền thì cũng không cao.

Thực lực tài chính của các DN Việt Nam còn quá yếu kém. Hoạt động kinh doanh của các DN chủ yếu dựa vào vốn vay NH, do vậy, khi kinh doanh buôn bán với nước ngoài bị lừa đảo, thua lỗ liên quan trực tiếp tới chất lượng tín dụng, uy tín trong TTQT của NH.

Hơn nữa mặc dù Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về XK để tạo hàng hóa đạt chất lượng quốc tế có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhưng thực tế cho thấy hàng hóa của Việt Nam có chất lượng chưa đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của thị trường thế giới, giá cả lại cao, hàng XK của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến hoặc cũng chỉ ở mức sơ chế do vậy kim nghạch và giá trị hàng hóa XK của nước ta rất thấp. Các DN còn thiếu sự chủ động trong việc thu nhập thông tin trên hiểu thị trường. Đây chính là nguyên nhân làm hạn chế số lượng L/C xuất khẩu.

- Thiết lập và mở rộng quan hệ với các tổ chức có liên quan đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nhất là các công ty vận tải, bảo hiểm và đại lý của họ. Thông qua mối quan hệ này, việc trao đổi mẫu chứng từ, chữ ký hữu quyền, dấu công ty… sẽ được thực hiện thường xuyên và là mấu chốt để ngân hàng đối chiếu, phát hiện chứng từ giả mạo, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo, gian lận thương mại.

- Xây dựng chiến lược thu hút ngoại tệ phục vụ thanh toán nhập khẩu bằng các biện pháp thu hút ngoại tệ từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là các nguồn thu từ thanh toán xuất khẩu:

Chính sách tỷ giá linh hoạt và hoa hồng thỏa đáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên bán ngoại tệ hay bán với số lượng lớn cho Ngân hàng.

Nguồn tiền kiều hối của các công ty kiều hối và cá nhân. Có thể khuyến khích họ nhận tiền VND, bằng cách bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng khi có tiền báo có. Để thực hiện việc này cần có chính sách tỷ giá và khuyến mãi hấp dẫn.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng cần cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động thanh toán quốc tế của mình. Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 65 - 67)