Những rủi ro thường gặp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 45 - 48)

từ tại Chi nhánh

2.2.4.1.Rủi ro tín dụng

Ngày 5/6/2010, Chi nhánh nhận được yêu cầu phát hành thư tín dụng của Công ty cổ phần sản xuất nhựa Song Long trị giá 210.000 USD nhập khẩu mặt hàng máy móc sản xuất từ Hàn Quốc. Xét thấy doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, lại có quan hệ làm ăn lâu năm nên Chi nhánh đã xét duyệt đơn xin phát hành L/C và yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ 30% trị giá lô hàng. Sau khi kiểm tra lô hàng tại cảng Hải Phòng đã đảm bảo theo đúng quy định trong hợp đồng, Song Long gửi điện thông báo cho Chi nhánh và yêu cầu Ngân hàng thanh toán trị giá L/C nêu trên cho Ngân hàng người xuất khẩu phía Hàn Quốc. Nhưng trong giai đoạn này, do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất nhựa trong nước cộng thêm những bất lợi về giá cả nguyên liệu đầu vào quá cao

phẩm theo giá nguyên liệu đầu vào, khả năng cạnh tranh kém dẫn đến lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng, tình hình kinh doanh không thuận lợi. Vì vậy, đến hạn thanh toán L/C, doanh nghiệp này đã không đủ khả năng để thanh toán số tiền lô hàng đó đúng thời hạn yêu cầu của Chi nhánh và phải chịu mức lãi trả chậm.

Nguyên nhân rủi ro: do tình hình sản xuất kinh doanh diễn biến bất lợi nên doanh nghiệp không có khả năng thanh toán đúng hạn quy định. Trong trường hợp này Ngân hàng và người nhập khẩu đều chịu thiệt hại về tài chính.

2.2.4.2. Rủi ro đạo đức

Ngày 7/11/2010, Công ty cổ phần XNK thủy sản Bến Tre đã ký hợp đồng nhập khẩu cá đông lạnh với một đối tác tại Nhật Bản. Nội dung hợp đồng quy định: 2000 thùng chứa cá đông lạnh, tương đương với 190.500 kg cá nguyên liệu đông lạnh với tổng giá trị 193.600 USD.

Sau khi Khi kiểm tra các lô hàng, công ty đã phát hiện thấy sản phẩm cá trong các lô hàng đã giao không bảo đảm chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nêu trên. Trong tổng số 2000 thùng của lô hàng cá nhập khẩu, thi có 200 thùng là cá không đảm bảo chất lượng.

Công ty XNK thủy sản Bến Tre đã không có bất cứ sự phản hồi nào sau khi đã cố gắng liên lạc với doanh nghiệp XK, công ty đã không kịp thời đáp ứng đủ nguyên liệu để sản xuất cho đơn đặt hàng trong nước đã được kí kết trước đó. Tuy nhiên, theo thỏa thuận khi phát hành L/C, Chi nhánh đã tài trợ vốn cho công ty XNK thủy sản nên rủi ro của nhà NK lại chuyển thành rủi ro cho cả Ngân hàng. Trên thực tế, Chi nhánh đã không thu hồi được nguồn vốn ứng trước đúng hạn, ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của Ngân hàng.

Nguyên nhân rủi ro: Do không tìm hiểu kỹ đối tác kinh doanh tại nước ngoài nên doanh nghiệp XNK thủy sản Bến Tre đã gặp rủi ro từ phía người xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu đã cố tình giao hàng không đúng chất lượng theo quy định đã cam kết trong L/C và làm giả bộ chứng từ để qua mặt Ngân hàng thông báo và Ngân hàng phát hành L/C.

2.2.4.3. Rủi ro nghiệp vụ

Công ty cổ phần giấy Việt Trì yêu cầu Chi nhánh phát hành một thư tín dụng trả ngay trị giá 15.250 USD mặt hàng bột giấy từ Đài Loan. Sau khi nhận được thông báo L/C, nhà xuất khẩu đã tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã cam kết và lập bộ chứng từ xuất trình yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thông báo đã kiểm tra bộ chứng từ thấy không có bất hợp lệ nào và tiến hành gửi cho Chi nhánh để được chấp nhận thanh toán. Nhận được bộ chứng từ đó, cán bộ thanh toán tại Chi nhánh tiến hành kiểm tra và thông báo cho công ty Việt Trì tình trạng bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ và yêu cầu công ty xem xét và quyết định thanh toán. Một ngày sau khi kiểm tra bộ chứng từ, công ty Việt Trì phát hiện thấy có sự sai biệt nhỏ trong giấy kiểm định hàng hóa. Nhận được thông báo trên, Chi nhánh đã gửi thông báo tới Ngân hàng phía Đài Loan để yêu cầu nhà xuất khẩu sửa đổi sai biệt trên. Nhưng ngay sau đó,Chi nhánh nhận được từ chối sửa đổi từ phía Đài Loan với lý lẽ cho rằng ngân hàng đã kiểm tra chứng từ và trả lời chấp nhận hay sửa đổi L/C quá năm ngày làm việc quy định theo UCP 600. Cuối cùng, nhà nhập khẩu vẫn chấp nhận thanh toán bộ chứng từ có sai sót bởi nhà xuất khẩu đã giao hàng đúng theo hợp đồng thương mại. Qua trường hợp này, Chi nhánh có thể mất khách hàng và làm giảm uy tín của mình với các doanh nghiệp XNK.

Nguyên nhân rủi ro: Do các cán bộ tại Chi nhánh còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và nhiều khi họ không xem xét kỹ lưỡng các chứng từ trong thời gian quy định là năm ngày làm việc theo UCP600, khi phát hiện sai sót thì không được chấp nhận sửa đổi.

2.2.4.4. Rủi ro thị trường

Công ty TNHH đồ gỗ và nội thất Bảo Châu kí kết hợp đồng nhập khẩu lô hàng đồ gỗ cao cấp với đối tác Malayxia. Trị giá lô hàng là 430.000 USD giao hàng trong vòng ba tháng. Trong hợp đồng có điều khoản thanh toán bằng L/C trả ngay. Công ty Bảo Châu xin phát hành L/C tại Chi nhánh, đồng thời thông

Sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng, nhà xuất khẩu đã xuất trình bộ chứng từ đầy đủ theo yêu cầu của L/C tới HSBC đề nghị Chi nhánh thanh toán tiền hàng. Sau khi xem xét bề mặt chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều khoản quy định trong L/C, Chi nhánh đã chấp nhận thanh toán lô hàng trên cho bên Malayxia. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, dưới tác động của tình hình kinh tế, tỷ giá USD/VND liên tục tăng mạnh làm nguồn cung USD trên thị trường trở nên khan hiếm. Điều này khiến khả năng thanh toán cho các hợp đồng trị giá lớn bằng USD thông qua L/C không chỉ ở Chi nhánh mà ở hầu hết các NHTM Việt Nam đều gặp khó khăn. Song để giữ uy tín của mình đối với doanh nghiệp nhập khẩu, Chi nhánh đã tạm ứng nguồn ngoại tệ để thanh toán cho đối tác Malayxia 430.000 USD. Sau khi thanh toán số tiền trên, Chi nhánh lại gặp phải khó khăn trong việc mua ngoại tệ để bù đắp thiếu hụt nên đã phải gánh chịu rủi ro tỷ giá.

Nguyên nhân rủi ro: do những diễn biến bất lợi của thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND biến động mạnh gây khan hiếm nguồn cung ngoại tệ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w