Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 62 - 64)

3.2.3.1. Hành lang pháp lý

Cụ thể hoá các quy chế, ban hành văn bản hướng dẫn về giao dịch này là cần thiết cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà nói riêng. Việc đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bộ ngành có liên quan như Tổng cục hải quan, Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam nên cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các bên hữu quan nhằm tạo sự nhất quán cho việc ban hành và sau này là áp dụng, thi hành các điều luật đó.

Cán bộ thanh toán cũng cần phải quan tâm và hiểu rõ đến những quy định này, để đảm bảo tính an toàn và hạn chế những rủi ro, hiểu lầm không đáng có trong phương thức thanh toán TDCT. Vì khi nói đến hành lang pháp lý hay các văn bản luật điều chỉnh thanh toán TDCT không chỉ là một văn bản cụ thể quy định hướng dẫn đơn thuần về nghiệp vụ này mà còn bao gồm rộng hơn các văn bản luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan hoặc hỗ trợ với nó như quy chế quản lý ngoại hối hay việc chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu...

3.2.3.2. Quy trình nghiệp vụ

Sau khi nghiên cứu thực trạng các rủi ro trong thanh toán TDCT tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà, công tác phòng tránh rủi ro quan trọng mà Ngân hàng cần thực hiện là hoàn thiện các bước trong quy trình nghiệp vụ của mình để phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế, pháp lệnh ngoại hối của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của NHNN và phù hợp với hệ thống giao dịch ngân hàng hiện đại.

Đối với thư tín dụng hàng xuất: những rủi ro đối với thư tín dụng xuất khẩu tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà xảy ra trong quá trình thông báo L/C, quá trình chiết khấu và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán. Vậy ngân hàng cần có những sửa đổi, hoàn thiện quy trình theo những chú ý quan trọng dưới đây:

- Trong trường hợp sau khi nhận được thư tín dụng bằng điện không đầy đủ hoặc có sai sót, Ngân hàng thông báo phải yêu cầu ngân hàng phát hành phát hành lại thư tín dụng đó hoặc cung cấp lại thông tin chính xác hơn nhằm phòng ngừa gặp phải thư tín dụng giả.

- Trường hợp ngân hàng được yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ:

Xét về mặt tín dụng thì CKCT là một dạng tín dụng ngắn hạn cấp cho khách hàng. Hơn nữa khi NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà CKCT bất hợp lệ nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán thì NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà sẽ gặp rủi ro. Do đó, để hạn chế rủi ro này điều cần thiết là phải xây dựng khâu thẩm định, đánh giá khách hàng thật tốt. Cán bộ tín dụng phải hiểu biết khách hàng của mình ở nhiều khía cạnh: năng lực kinh doanh, uy tín, mức độ trung thành… giống như khách hàng thư tín dụng nhập khẩu. Ngoài ra, đối với khách hàng giao dịch lần đầu với NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà, để đảm bảo khả năng tài chính của khách hàng trong việc hoàn trả tiền chứng từ chiết khấu chứng từ xuất khẩu khi bị từ chối thanh toán nên có các biện pháp đảm bảo như: tài sản đảm bảo, quyền ghi nợ tài khoản tự động.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin hoàn chỉnh gồm các kênh nội bộ và các kênh ngoài ngân hàng. Ngân hàng cũng cần thiết lập hệ thống thông tin giữa các ngân hàng về tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp, phát huy hiệu quả của bộ máy thông tin giữa các Ngân hàng đại lý để có những thông tin chính xác nhất về Ngân hàng phát hành thư tín dụng và nhà nhập khẩu.

Đối với thư tín dụng nhập khẩu: như đã trình bày các rủi ro thực tế phát sinh tại Chi nhánh, ta có thể thấy các rủi ro này thường tập trung chủ yếu đối với

thư tín dụng nhập khẩu. Bởi vậy để hạn chế tối đa những rủi ro này, Ngân hàng cần hoàn thiện hơn quy trình L/C nhập khẩu như sau:

- Xác định mức ký quỹ mở thư tín dụng một cách hợp lý sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro. Mức ký quỹ hợp lý trước hết phải đảm bảo cho hoạt động thanh toán được an toàn, thuận lợi. Song nếu định mức kí quỹ thấp rất có thể mang tới rủi ro không thanh toán hay rủi ro tỷ giá. Nhưng nếu định mức trên cao sẽ gây khó khăn cho nhà nhập khẩu, khiến nhà nhập khẩu rời bỏ ngân hàng, chuyển sang quan hệ với ngân hàng khác chấp nhận mức ký quỹ thấp hơn, làm ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn của chính ngân hàng. Do vậy để xác định hạn mức tín dụng đòi hỏi dựa trên các yếu tố sau: năng lực tài chính, báo cáo tài chính, những thông tin khác từ phía doanh nghiệp…

- Cân nhắc điều kiện đảm bảo thanh toán: ở Ngân hàng thường xảy ra trường hợp hàng hóa đến trước bộ chứng từ. Do đó, để thuận tiện thì vận đơn nên được lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành để đảm bảo quyền định đoạt và kiểm soát bộ chứng từ thông qua hình thức ký hậu hoặc phải quản lý tài khoản tiền gửi và tiền vay của khách hàng cũng như yêu cầu của nhà nhập khẩu viết giấy cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mọi rủi ro.

Nói chung, Chi nhánh cần nắm vững nghiệp vụ TTQT, tìm hiểu khả năng tài chính của nhà nhập khẩu cũng như khả năng thu nợ của mình để xác định chính xác mức ký quỹ, tỉ lệ chiết khấu…để hạn chế những tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 62 - 64)