Phát triển công tác tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 67 - 71)

khách hàng nhằm củng cố được đội ngũ khách hàng truyền thống và thu hút thêm các khách hàng mới.

Đối với hoạt động thanh toán L/C, Ngân hàng nên tiếp tục thực hiện chính sách khách hàng khép kín, tức đảm bảo phục vụ khách hàng ở tất cả khác khâu. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, Chi nhánh không chỉ làm trung gian thanh toán mà còn có thể cho vay sản xuất và thu gom hàng. Đối với doanh nghiệp Nhập khẩu, Chi nhánh có thể xem xét cho vay thanh toán. Khi đó, lợi ích của Chi nhánh và khách hàng gắn bó với nhau. Đồng thời việc khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ sẽ giúp Chi nhánh có điều kiện theo dõi nắm bắt tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng toàn diện hơn và có chính sách khách hàng tốt hơn, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh an toàn, quan hệ khách hàng - Chi nhánh bền chặt hơn.

Thứ hai, nâng cao công tác Marketing ngân hàng, bởi đây là một trong những chiến lược cạnh tranh chủ chốt.

Chi nhánh nên quảng cáo, truyền bá hình ảnh và thương hiệu của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, nên mở các dịch vụ tư vấn miễn phí, tổ chức các buổi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua các Hội nghị khách hàng để vừa giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới của Chi nhánh, lại vừa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Trong quá trình quảng bá cần chú ý cung cấp các thông tin nêu bật được lợi thế hơn hẳn của Chi nhánh mình trong chất lượng và cách thức cung cấp dịch vụ, để khách hàng có thể tự so sánh với các Ngân hàng khác và tự rút ra kết luận.

Thứ ba, Chi nhánh cần chú trọng công tác tư vấn và cung cấp thông tin cho khách hàng về dịch vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

-Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: các doanh nghiệp thường gây ra rủi ro cho Ngân hàng thông báo, Ngân hàng chiết khấu khi họ lập một bộ chứng từ không hoàn hảo và bị từ chối thanh toán. Để tránh những rủi ro trên, Chi nhánh cần tư vấn cho khách hàng hiểu các điều kiện thanh toán có lợi cho mình, tránh

trường hợp tham gia ký kết những hợp đồng bất lợi, ảnh hưởng tới khả năng thực hiện hợp đồng và thanh toán bộ chứng từ. Cụ thể là:

+ Tư vấn cho khách hàng yêu cầu bên nhập khẩu mở cho mình một thư tín dụng bảo đảm nhất. Hiện nay là loại L/C không hủy ngang có xác nhận và miễn truy đòi.

+ Tư vấn cho khách hàng chọn Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng thanh toán có uy tín, có quan hệ tốt lâu năm.

+ Tư vấn cho khách hàng cách thức đòi tiền bằng điện hoặc bằng thư. + Tư vấn cho khách hàng hiểu rõ hơn về các điều khoản, điều kiện quan trọng trong L/C như thời hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ cần thiết cũng như thời hạn của L/C…

-Đối doanh nghiệp nhập khẩu: Nhà nhập khẩu có thể gây rủi ro cho Ngân hàng khi họ mất khả năng thanh toán hay tranh chấp trong vấn đề bảo lãnh nhận hàng khi hàng đến trước chứng từ. Để đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng thì Chi nhánh cần tư vấn cho họ những vấn đề sau:

+ Chi nhánh cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong cách thức phát hành thư tín dụng, hướng dẫn khách hàng điền các thông tin chính xác trong thư xin phát hành L/C theo đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng thương mại.

+ Tư vấn cho khách hàng trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa, giúp họ hiểu tìm hiểu kỹ lưỡng về hãng tàu, tình hình tài chính uy tín của người chuyên chở, công ty bảo hiểm…để tránh những rủi ro đạo đức cũng như rủi ro do thiên tai gây ra.

Ngân hàng cũng có thể thay mặt khách hàng mua bảo hiểm ở mức cao nhất bao gồm cả điều khoản loại trừ đối với thư tín dụng có điều kiện giao hàng nhóm E, nhóm F, CFR, CPT. Bởi vì hiện nay Ngân hàng đang thực hiện việc mua bảo hiểm tiền gửi bắt buộc nên khi sử dụng thêm sản phẩm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty bảo hiểm sẽ được hưởng mức phí ưu đãi và được ưu tiên phục vụ trong thời gian sớm nhất. Hơn nữa, việc này còn giúp khách hàng

tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại giữa công ty bảo hiểm và Ngân hàng để mua bảo hiểm.

+ Tư vấn cho khách hàng yêu cầu phát hành loại L/C có lợi cho khách hàng, hướng dẫn họ không nên đưa quá nhiều điều khoản vào L/C vì thường dẫn đến sai sót.

+ Tư vấn cho khách hàng khi nào nên chấp nhận yêu cầu của bên bán khi phát hành L/C và cách sửa đổi L/C mà không ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng.

+ Đối với rủi ro phát sinh từ việc phát hành bảo lãnh nhận hàng, Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng gửi đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của Ngân hàng, bản sao vận đơn và hóa đơn thương mại để làm căn cứ phát hành trị giá thư bảo lãnh. Ngoài ra, Ngân hàng cần liên lạc với đại diện hãng tàu (hàng không) tại Việt Nam để xem họ có chấp nhận thư bảo lãnh nhận hàng do Ngân hàng phát hành không. Việc này nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của khách hàng nếu thư bảo lãnh bị từ chối. Bên cạnh đó, trong trường hợp hãng hàng không không đồng ý bảo lãnh nhận hàng do vận đơn hàng không ký hậu, Ngân hàng cũng nên linh động ký hậu vận đơn hàng không cho khách hàng để tránh việc tranh chấp, ảnh hưởng đến việc nhận hàng của khách hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần tư vấn cho khách hàng khi phát hành thư tín dụng nên tính toán thời gian xuất trình chứng từ của người xuất khẩu sao cho khi hàng về đến cảng thì bộ chứng từ về tới Ngân hàng. Như vậy, khách hàng không tốn chi phí đề nghị Ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng và thời gian đi lại giữa Ngân hàng và hãng tàu (hàng không) để gửi và hoàn trả thư bảo lãnh nhận hàng.

Thực hiện được những biện pháp đó sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ giao dịch, giảm thiểu tối đa phí dịch vụ (trong trường hợp nhà nhập khẩu phải sửa đổi L/C do thông tin không phù hợp với hợp đồng) và hạn chế được đáng kể các rủi ro về lỗi chứng từ, gây thiệt hại cho cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp nhập khẩu.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w