Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 34 - 45)

Thanh toán quốc tế bằng TDCT là nghiệp vụ khá phức tạp, bởi vậy đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất để Ngân hàng thực hiện. Cụ thể, theo quy định hiện hành của Ngân hàng, nghiệp vụ thanh toán bằng TDCT được tiến hành dựa trên các văn bản sau:

Các văn bản pháp luật trong nước

- Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.

- Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.

- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành.

- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP do chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và các hoạt động ngoại hối.

Các tập quán quốc tế

- Các quy tắc, thông lệ, và tập quán quốc tế ICC ban hành: UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1.

- URR 725: quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các Ngân hàng theo Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế số xuất bản 725 năm 2008 - Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit.

Tài liệu nội bộ

Quy trình thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Chi nhánh Hồng Hà quy định chi tiết các nghiệp vụ liên quan như phát hành, sửa đổi và hủy bỏ L/C, thông báo L/C…

2.2.2. Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ

2.2.2.1. Thanh toán L/C xuất khẩu

Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất tại Chi nhánh Hồng Hà

(Nguồn: Quy trình thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Hồng Hà)

Đối với khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu, Chi nhánh trong nhiều trường hợp có thể là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng thanh toán cũng có thể là Ngân hàng thương lượng thanh toán. Quy trình thanh toán hàng xuất bằng L/C

Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thực của L/C Tiếp nhận và kiểm tra BCT so với L/C Chuyển BCT đến NH phát hành và thực hiện thanh toán Trả bộ chứng từ

cho nhà nhập khẩu Thông báo L/C đến nhà xuất khẩu

(1) Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thực của L/C

Khi Chi nhánh nhận được L/C nhờ thông báo thì thanh toán viên phải kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C. Nếu L/C truyền qua SWIFT thì phải có SWIFT KEY, nếu L/C nhận qua TELEX thì phải có TEST KEY, nếu L/C được chuyển bằng đường thư thì phải kiểm tra và xác thực mẫu dấu và chữ kí của người có thẩm quyền.

Đồng thời, thanh toán viên sẽ kiểm tra các nội dung của L/C như: số L/C, loại L/C, địa điểm mở L/C, ngày mở, tên và địa chỉ của Ngân hàng mở L/C, thời gian hiệu lực, giá trị L/C…cũng như các điều khoản khác để lưu ý khách hàng khả năng thực hiện trong tương lai.

(2) Thông báo L/C

Sau khi kiểm tra tính chân thực và nội dung của L/C, Ngân hàng sẽ thông báo L/C cho người hưởng lợi và thu phí thông báo.

Nếu hai bên XNK có những thay đổi về nội dung của L/C thì Ngân hàng sẽ nhận những thông báo cho người hưởng lợi và tư vấn cho họ những điểm bất lợi trong L/C để họ liên hệ với người mua để sửa đổi. Khi nhận chứng từ sửa đổi L/C, thanh toán viên phải kiểm tra các yếu tố như đối với L/C chính, sau đó thông báo cho khách hàng và thu phí sửa đổi.

(3) Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ

Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán, BCT của khách hàng cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh sửa đổi có liên quan, thanh toán viên phải tiến hành kiểm tra các chứng từ dựa trên các nội dung sau:

- Đảm bảo rằng L/C bản gốc và các bản sửa đổi liên quan là xác thực. - Kiểm tra số lượng, loại chứng từ so với qui định trong L/C.

- Kiểm tra các nội dung trên từng loại chứng từ bảo đảm phù hợp với các điều khoản và điều kiện qui định trong L/C.

- Kiểm tra sự thống nhất giữa các chứng từ.

- Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP 600 của ICC.

Trong phạm vi năm ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ, Ngân hàng phải kiểm tra và xử lý xong bộ chứng từ.

- Sai sót có thể sửa chữa được thì đề nghị khách hàng sửa chữa nhưng phải trong khoảng thời gian hiệu lực của L/C.

- Sai sót không thể sửa chữa được thì đề nghị khách hàng yêu cầu người mua tu chỉnh L/C hoặc thông báo cho Ngân hàng phát hành nêu rõ sai sót, xin chấp nhận thanh toán.

Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra chứng từ, các sai sót đã được sửa chữa, được Ngân hàng phát hành chấp nhận thì thanh toán viên sẽ gửi chứng từ đi đòi tiền theo qui định của L/C.

(4) Gửi bộ chứng từ

Sau khi kiểm tra chứng từ, bộ chứng từ được gửi đi đòi tiền có hai trường hợp xảy ra:

Nếu chứng từ phù hợp với L/C: L/C có thể cho phép đòi tiền bằng điện hoặc bằng thư. Nếu L/C quy định đòi tiền bằng điện, thanh toán viên sẽ lập điện đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi đến theo chỉ dẫn L/C, trước khi nhập ngoại bảng trị giá chứng từ đòi tiền. Trường hợp L/C quy định đòi tiền bằng thư, thanh toán viên cũng lập thư đòi tiền nêu chỉ thị đòi tiền và ghi chú xác nhận trước khi xin ký duyệt, gửi Ngân hàng nước ngoài theo chỉ dẫn trên L/C và nhập ngoại bằng trị giá bộ chứng từ.

Nếu chứng từ không phù hợp với L/C:Trước hết Ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng yêu cầu người mua sửa đổi L/C, nếu không thể sửa đổi thì lập điện hoặc thư đòi tiền theo quy định, trong đó ghi rõ các điểm không phù hợp. Trường hợp Ngân hàng phát hành không chấp nhận sai sót, Ngân hàng sẽ trả lại chứng từ cho người nhập khẩu qua Ngân hàng ở nước người nhập khẩu.

Trường hợp đồng ý thanh toán, khi nhận được báo “Có” của Ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên tiến hành báo có cho khách hàng số tiền sau khi đã khấu trừ các khoản theo quy định hiện hành, sau đó hạch toán xuất ngoại bảng số tiền do Ngân hàng nước ngoài thanh toán. Với L/C trả ngay, nếu quá 5 ngày kể từ ngày đòi tiền bằng điện/10 ngày kể từ ngày đòi tiền bằng thư gửi chứng từ qua chuyển phát nhanh mà không nhận được báo “Có” thì Ngân hàng sẽ tiến hành gửi điện nhắc thanh toán. Nếu sau 3 ngày tiếp theo không có phản hồi thì lập

việc, và thông báo cho khách hàng nếu không nhận được thông báo trả tiền ngay sau ngày đến hạn. Lãi suất chậm trả lúc này được tính từ ngày làm việc tiếp theo của ngày đến hạn thanh toán.

2.2.2.2. Thanh toán L/C nhập khẩu

Trong nghiệp vụ này, Chi nhánh thực hiện chức năng là Ngân hàng phát hành L/C, đứng ra cam kết trả tiền cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Đây là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất cả về thiệt hại tài chính và thường ảnh hưởng đến uy tín Ngân hàng. Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu như sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập tại Chi nhánh Hồng Hà

(Nguồn: Quy trình thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Hồng Hà)

Tiếp nhận đơn của khách hàng Xác định mức ký quỹ Đòi tiền nhà nhập khẩu Đồng ý thanh toán và chỉ thị thanh toán cho Ngân hàng thông báo

Ghi nợ tài khoản nhà nhập khẩu Phát hành L/C Tiếp nhận và kiểm tra BCT Đánh giá khả năng của khách hàng Hoàn trả NH thông báo Trả lại BCT Bất hợp lệ

(1) Tiếp nhận và kiểm tra đơn xin mở L/C

Khách hàng lập hồ sơ xin mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu gửi tới Ngân hàng. Sau đó, Trung tâm thanh toán sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ở các nội dung sau:

- Bảo đảm tính hợp lệ của các chứng từ mà khách hàng xuất trình. Việc thanh toán phải phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối và chính sách quản lý XNK hiện hành của Nhà nước.

- Có giấy đề nghị mở L/C phù hợp với yêu cầu và qui định của Chi nhánh, nội dung L/C không chứa đựng rủi ro cho Ngân hàng.

- Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau.

- Kiểm tra đơn xin mở L/C của khách hàng về tính pháp lý của đơn, tính phù hợp về nội dung giữa đơn và hợp đồng, tư vấn cho khách hàng sửa đổi hợp đồng hoặc đơn mở L/C nếu cần thiết.

(2) Xác nhận mức ký quỹ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ mở L/C và kiểm tra theo đúng quy định, phòng thanh toán sẽ tiến hành thẩm định các điều kiện và điều khoản thanh toán trong L/C cũng như nguồn vốn thanh toán của khách hàng để đề xuất lên Giám đốc yêu cầu ký duyệt hồ sơ cũng như ký các chứng từ kèm theo. Sau đó, hạch toán tiền ký quỹ và thu phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành tại Chi nhánh.

Mức ký quỹ của khách hàng từ 0% - 100% giá trị thanh toán tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Cụ thể:

- Các khách hàng không phải ký quỹ là các khách hàng có thị trường tiền gửi lớn tại Chi nhánh, hoạt động kinh doanh ổn định, có chỉ số tín nhiệm cao.

- Các khách hàng ký quỹ từ 10% - 30% trị giá L/C là những trường hợp phổ biến. - Các khách hàng ký quỹ 100% trị giá L/C là những khách hàng mới lần đầu đến giao dịch hoặc tình hình tài chính không ổn định.

(3) Phát hành L/C

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đã được phê duyệt, đảm bảo khách hàng đã ký quỹ đủ số tiền theo quy định và đã mua bảo hiểm (nếu cần), cán bộ thanh toán

hàng nếu khách hàng yêu cầu. Khi đó ngân hàng phải có bản sao, có dấu treo của đơn vị để lưu. Sau đó, kiểm soát viên phải kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ theo đúng quy định của Chi nhánh và chuyển L/C ra nước ngoài sau khi hồ sơ đã được giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền ký duyệt.

(4) Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ, thanh toán

Sau khi nhận được bộ chứng từ từ Ngân hàng thông báo, thanh toán viên phải ghi sổ theo dõi giao nhận chứng từ, ghi ngày nhận chứng từ. Trong vòng 5 ngày làm việc kểm, từ sau ngày nhận được chứng từ, phòng thanh toán phải hoàn tất việc kiểm tra chứng từ và thông báo cho khách hàng. Nếu chứng từ có sai sót thì phải lập điện thông báo sai sót và từ chối thanh toán thông qua mạng SWIFT, đồng thời liên hệ với khách hàng nhập khẩu để chờ chấp nhận thanh toán.

- Đối với L/C trả ngay, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được chứng từ, thanh toán viên lập điện để thanh toán theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng gửi chứng từ. Đối với L/C trả chậm, thanh toán viên lập điện thông báo chấp nhận thanh toán.

- Ngân hàng chỉ phát hành thư bảo lãnh hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng nhận hàng khi khách hàng có đủ tiền, kể cả tài khoản ký quỹ chuyển vào tài khoản tiền gửi đảm bảo các khoản thanh toán.

- Ngân hàng sẽ tiến hành hạch toán thanh toán L/C từ tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc từ tài khoản tiền vay trên cơ sở giấy nhận nợ của khách hàng đã được phê duyệt, xuất ngoại bảng cam kết thanh toán và tính phí dịch vụ liên quan.

- Trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để trả nợ ngân hàng, thanh toán L/C…đơn vị phải làm đề nghị mua ngoại tệ để phòng thanh toán xem xét và trình lãnh đạo phê duyệt. Đề nghị mua này sẽ làm căn cứ để phòng thanh toán và Ban lãnh đạo cho khách hàng vay bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ thanh toán ra nước ngoài.

2.2.3. Thực trạng sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh

Trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C) để phục vụ tốt và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán XNK của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó Chi nhánh đã thu được các kết quả cụ thể dưới đây.

2.2.3.1. Thanh toán L/C xuất khẩu

Nhìn chung, trong những năm qua, Chi nhánh chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn và ổn định, nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động thanh toán xuất khẩu còn rất thấp so với nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán chuyển tiền và L/C nhập khẩu. Bảng số liệu dưới đây sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn cụ thể hơn về tình hình thanh toán xuất khẩu tại Chi nhánh.

Bảng 2.3: Doanh số L/C xuất tại Chi nhánh Hồng Hà năm 2010 – 2012

Đơn vị: Triệu USD

Năm Thông báo Thanh toán

Số món Trị giá Số món Trị giá Tăng trưởng (%)

2010 58 2,37 61 1,82

2011 67 2,65 70 2,03 10,93

2012 73 2,82 78 2,24 10,34

Biểu đồ 2.3: Doanh số L/C xuất tại Chi nhánh Hồng Hà năm 2010 – 2012

Đơn vị: Triệu USD

Ở giai đoạn 2010 – 2011 doanh số các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trung bình, kim ngạch xuất khẩu cuối năm 2010 là 1,82 triệu USD còn cuối năm 2011 là 2,03 triệu USD, đã tăng 0,21 triệu USD tức tăng 10,93%. Trong thời gian này nhà nước vẫn áp dụng và đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng đáng kể ở ngành: Dệt may và may mặc, Dầu thô, Cafe...Nhờ có sự tìm hiểu, phân tích, đánh giá khá chính xác tình hình hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp này phòng TTQT đã phối hợp tốt với các phòng nghiệp vụ có liên quan thực hiện tốt công tác khách hàng, vận dụng các chính sách ưu đãi về phí và lãi suất theo quy định của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

Để phát triển doanh số xuất khẩu hơn nữa, trong năm 2012 Chi nhánh đã thực hiện tích cực hơn trong công tác thu hút khách hàng ký kết các hợp đồng thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác nhau; điều chỉnh và áp dụng mức phí dịch vụ linh hoạt với từng khách hàng. Vì thế, doanh số thanh toán xuất khẩu tại Chi nhánh năm 2012 đã có sự tăng trưởng ổn định. Kim ngạch thanh toán hàng xuất khẩu đạt 2,24 triệu USD, tăng 0,21 triệu USD tức tăng 10,34% so với năm 2011.

Số lượng và trị giá L/C xuất khẩu tăng tương đối ổn định qua các năm nhưng chưa cao. Nguyên nhân có thể do nền kinh tế nước ta còn nhiều biến động, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải cạnh tranh với các nước khác trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại Chi nhánh nhìn chung chưa thực sự là hiệu quả. Để phát triển hơn nữa, Chi nhánh cần chú trọng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại nhno&ptnt chi nhánh hồng hà (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w