Đại c−ơng.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 2 ppsx (Trang 28 - 30)

1.1. Sơ l−ợc giải phẫu và sinh lý màng ngoài tim:

- Màng ngoài tim (MNT) bao bọc quanh tim, là một túi kín gồm 2 bao: bao sợi bên ngoài đ−ợc gắn với các tổ chức xung quanh nhờ các dây chằng; bao thanh mạc bên trong gồm 2 lá: lá thành và lá tạng. Cấu tạo của lá thành và lá tạng gồm một lớp tế bào trung biểu mô, có chức năng tiết dịch và hấp thu dịch. Bình th−ờng khoang MNT có khoảng 20-30 ml dịch, là sản phẩm siêu lọc của huyết t−ơng. Lớp dịch này giúp MNT tr−ợt lên nhau mà không tạo ra tiếng cọ.

- MNT có 3 chức năng chính:

. Bảo vệ, che phủ cho tim, tạo áp lực âm tính giúp máu đổ đầy các buồng thất trong thì tâm tr−ơng, tránh cho tim giãn đột ngột trong tr−ờng hợp bệnh lý.

. Tạo ranh giới giữa tim với phổi và các cơ quan khác gần kề, chống lại các tổn th−ơng nhiễm trùng, các bệnh lý ác tính của trung thất, phế quản-phổi.

. MNT là vùng phản xạ quan trọng liên quan đến các phản xạ về tim mạch và hô hấp.

1.2. Sinh lý bệnh viêm màng ngoài tim:

- MNT khi bị viêm có thể gây nên tràn dịch màng ngoài tim (TDMNT) và có thể dẫn đến ép tim nếu l−ợng dịch MNT tăng nhanh.

- MNT viêm dẫn đến dày dính MNT, làm hạn chế sự giãn ra của các buồng tim, gây ảnh h−ởng đến chức năng tâm tr−ơng của tim.

- Khi các buồng tim bị ép lại, đặc biệt là thất phải, gây ứ máu tĩnh mạch do máu về thất phải bị cản trở. Vì vậy về mặt huyết động sẽ có hai rối loạn cơ bản: tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi và giảm cung l−ợng tim.

1.3. Giải phẫu bệnh :

Hình ảnh giải phẫu bệnh lý phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, có 3 hình thái cơ bản:

- Viêm MNT khô: MNT không nhẵn mà bị sần sùi giống nh− l−ỡi mèo, do các sợi thanh-tơ huyết tạo thành.

- Viêm MNT tràn dịch: l−ợng dịch thay đổi từ vài mililít đến hàng ngàn mililít. Có thể dịch màu vàng chanh, dịch huyết thanh-máu, hay dịch mủ.

- Viêm MNT co thắt: MNT rất dày, xơ hóa, dính chặt vào cơ tim, có thể lắng đọng chất vôi ở MNT.

2. Nguyên nhân của viêm màng ngoài tim.

Có thể xếp vào 3 nhóm chính:

2.1. Viêm MNT do nhiễm trùng

- Virut (Coxsackie A, B; Hepatis; HIV...). - Mủ MNT (phế cầu, tụ cầu, liên cầu...). - Lao.

- Nấm.

- Nhiễm khuẩn khác: giang mai, ký sinh trùng.

2.2. Viêm màng ngoài tim không phải do nhiễm trùng:

- Nhồi máu cơ tim cấp tính. - Tăng urê máu.

- Các khối u: có thể u tiên phát MNT hoặc ung th− di căn từ nơi khác đến MNT. - Suy chức năng tuyến giáp.

- Tăng cholesterol máu. - D−ỡng chấp MNT. - Chấn th−ơng tim.

- Phình bóc tách gốc động mạch chủ. - Viêm MNT có yếu tố gia đình. - Viêm MNT cấp tính tự phát.

2.3. Viêm MNT liên quan đến tăng cảm và miễn dịch:

- Thấp tim. - Bệnh collagen. - Do thuốc.

- Sau tổn th−ơng tim:

. Hội chứng sau nhồi máu cơ tim. . Sau phẫu thuật MNT

3. Lâm sàng.

Chỉ đề cập đến viêm màng ngoài tim có tràn dịch.

+ Triệu chứng toàn thân: th−ờng không đặc hiệu, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có thể gặp các triệu chứng: sốt, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân.

+ Triệu chứng cơ năng:

- Đau tức ngực là triệu chứng th−ờng gặp, nh−ng không phải lúc nào cũng có. Đau th−ờng là vùng tr−ớc tim hoặc sau x−ơng ức, có thể lan ra sau l−ng hoặc lên cổ; th−ờng đau tăng khi bệnh nhân hít sâu, ho; mức độ đau có thể nhiều hoặc ít, đôi khi bệnh nhân có cảm giác bị đè ép trong lồng ngực.

- Khó thở: khó thở khi gắng sức, về sau khó thở tăng dần, th−ờng khó thở nhanh nông; khi có chèn ép tim thì khó thở dữ dội.

- Các triệu chứng khác ít gặp hơn: ho khan, khó nuốt, nấc. + Triệu chứng thực thể:

- Nhìn và sờ: không thấy mỏm tim đập hoặc đập rất yếu. - Gõ: diện đục của tim th−ờng to ra.

- Nhịp tim th−ờng nhanh nhỏ, tiếng tim nghe mờ hoặc rất khó nghe.

- Có thể nghe thấy tiếng cọ MNT. Tiếng cọ MNT là một dấu hiệu đặc tr−ng của viêm MNT, nh−ng tiếng cọ th−ờng thay đổi theo thời gian, theo quá trình điều trị.

- Thay đổi huyết áp: th−ờng huyết áp tâm thu thấp, huyết áp tâm tr−ơng bình th−ờng hoặc tăng nhẹ, huyết áp hiệu số giảm (huyết áp kẹt).

- Các dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại biên: tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù hai chi d−ới, áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng > 25 cmH2O.

- Nếu l−ợng dịch xuất hiện nhiều và nhanh thì có dấu hiệu mạch nghịch th−ờng: bệnh nhân hít vào thì mạch lại nhỏ đi, và huyết áp hạ ≤ 10 mmHg so với thì thở ra.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 2 ppsx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)