Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 2 ppsx (Trang 32 - 33)

5.1. Chẩn đoán xác định:

Chẩn đoán xác định tràn dịch màng ngoài tim dựa vào siêu âm tim. Siêu âm tim là ph−ơng pháp có độ nhạy, độ đặc hiệu cao để chẩn đoán TDMNT. Siêu âm tim có khả năng phát hiện đ−ợc TDMNT ngay khi l−ợng dịch rất ít trên 20ml.

+ Siêu âm TM:

- Khoảng trống siêu âm ở mặt sau của tim.

- Lá thành màng ngoài tim giảm hoặc mất vận động. + Siêu âm 2 bình diện:

- Khoảng trống siêu âm ở mặt tr−ớc thất phải, ở mỏm tim hoặc ở phía sau thất trái. - Lá thành màng ngoài tim giảm hoặc mất vận động.

. TDMNT mức độ nhẹ: khoảng trống siêu âm chỉ có ở sau tim ≤ 1cm.

. TDMNT mức độ trung bình: khoảng trống siêu âm cả tr−ớc và sau tim ≤ 1cm. . TDMNT mức độ nặng: khoảng trống siêu âm cả tr−ớc và sau tim > 1cm.

5.2. Chẩn đoán phân biệt:

Tràn dịch màng ngoài tim cần đ−ợc chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý sau:

- Tim to do suy tim, do viêm cơ tim: th−ờng có các tạp âm khi nghe tim, có rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu, có dấu hiệu dày thất hoặc dày nhĩ. Siêu âm tim giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh lý tim mạch thực thể với tràn dịch màng ngoài tim.

- Nhồi máu cơ tim: có thể có đau vùng tr−ớc tim, 1-2 ngày sau có thể có tiếng cọ màng ngoài tim, bệnh th−ờng xuất hiện đột ngột hơn; điện tim có biến đổi đặc hiệu: có sóng Q sâu và rộng, ST chênh lên, có hình ảnh soi g−ơng, có sóng Pardee điển hình; men tim tăng, SGOT, CPK, Troponin- T...

- Tràn dịch màng phổi trái mức độ nhiều: . Có hội chứng 3 giảm trên lâm sàng. . X quang: hình ảnh tràn dịch màng phổi. . Có tiếng cọ màng phổi mất đi khi nín thở.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 2 ppsx (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)