3. Biến chứng.
5.1. Giai đoạn cấp tính:
- Bất động: bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối trên gi−ờng, mọi sinh hoạt cá nhân cần phải có ng−ời giúp đỡ.
- Giảm đau :
. Morphin 10mg, tiêm tĩnh mạch. Nếu không đỡ, sau 15-20 phút có thể dùng lại (chống chỉ định khi nhịp thở d−ới 14 lần /phút).
. Có thể thay morphin bằng dolacgan.
. Nitroglycerin 0,5 mg, đặt d−ới l−ỡi 15- 20 phút một lần (chú ý theo dõi huyết áp). . Seduxen 10 mg, tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt.
Các loại thuốc trên có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp tuỳ tình trạng của bệnh nhân. - Thở ôxy: liều 2 đến 5 lít/phút, có tác dụng giảm đau và giảm khó thở.
- Đặt máy theo dõi tự động về điện tim, nhịp thở, huyết áp, độ bão hoà ôxy (monitoring).
- Dùng thuốc tiêu cục máu (fibrinolytic ageut) cho kết quả tốt tới 90% nếu dùng sớm trong 6 giờ đầu của bệnh. Các thuốc th−ờng dùng :
. Streptokinase: tiêm tĩnh mạch 500.000 đơn vị; hoặc dùng 1.500.000 đơn vị, truyền tĩnh mạch trong một giờ.
. Urokinase: liều dùng là 1,5 triệu đơn vị, truyền tĩnh mạch trong một giờ. - Thuốc chống đông :
. Dùng heparin 10.000 đơn vị, tiêm tĩnh mạch, cách nhau mỗi 6 giờ tiêm một lần, dùng trong 24-36 giờ đầu.
Hiện nay, ng−ời ta −a dùng heparin chuỗi nhẹ trọng l−ợng phân tử thấp (warfarin) vì ít tai biến và tiện lợi hơn (thuốc đóng sẵn trong bơm tiêm), mỗi đợt dùng khoảng 7-10 ngày.
. Fraxiparin (nadroparin) 0,3- 0,6 ml/ngày, tiêm d−ới da bụng. Lovenox (enoxaparin) 20-40 mg ì 2 lần/ngày, tiêm d−ới da bụng. Chú ý kiểm tra chức năng đông máu toàn bộ.
- Nếu có phù phổi cấp:
Lasix 40-80 mg, tiêm tĩnh mạch. Dùng kết hợp với thuốc giãn mạch nhóm nitrit. - Nếu có ngoại tâm thu thất :
Lidocain liều khởi đầu 50mg, tiêm tĩnh mạch; sau đó duy trì qua dịch truyền 5-10 mg/phút cho đến khi hết ngoại tâm thu.
- Nhịp tim chậm d−ới 50 lần/phút.
Atropin 1/2-1mg tiêm tĩnh mạch hoặc d−ới da để duy trì nhịp tim khoảng 80 lần/phút. - Nong động mạch vành qua da cấp cứu.
- Phẫu thuật nối tắt động mạch vành (bypass) cấp cứu.