3.1. Tổn th−ơng ở tim:
- Nốt sùi (vegetation) là tổn th−ơng chủ yếu. Hay có nốt sùi ở van 2 lá, van động mạch chủ, vách liên thất gần lỗ thông... Kích th−ớc nốt sùi to, nhỏ khác nhau, hình thái cũng rất thay đổi: có nốt sùi nh− súp lơ, có nốt sùi chỉ hơi nổi vồng lên rất kín đáo.
- Các nốt sùi hay bị bong tách ra để lại các vết loét ở van và đi tới các động mạch gây tắc mạch. Loét nông hay sâu tùy từng tr−ờng hợp. Loét sâu có thể gây thủng van, đứt dây chằng-cột cơ, thủng vách liên thất...
- Về vi thể: có tăng sinh tế bào và phù nề ở van tim. Trong các nốt sùi có những đám vi khuẩn đ−ợc bao bọc xung quanh một lớp fibrin - bạch cầu. Các nốt sùi không có mạch máu nuôi d−ỡng nên khi điều trị phải dùng kháng sinh liều cao, kéo dài thì thuốc mới ngấm vào sâu để diệt hết vi khuẩn trong nốt sùi.
- Tổn th−ơng ở nơi khác:
Th−ờng có viêm cơ tim kẽ d−ới màng trong tim và màng ngoài tim, thoái hoá thớ cơ, viêm các tiểu động mạch và mao mạch. Có những đám thâm nhiễm do viêm quanh mạch máu ở màng ngoài tim.
Có thể có những ổ áp xe ở cơ tim và vòng van.
3.2. Tổn th−ơng ngoài tim:
- Tắc hoặc giãn động mạch do viêm lan toả lớp nội mạc.
- Viêm nội tâm mạc mạch máu gây xuất huyết d−ới da, hạt Osler và hình thành các cục nghẽn. - Gan và lách th−ờng to do phản ứng của hệ thống liên võng-nội mô. Đôi khi có các ổ nhồi máu ở gan và lách.
- Thân: có viêm cầu thân bán cấp, xung huyết, xâm nhập nhiều hồng cầu, bạch cầu trong tổ chức kẽ.