Điều trị viêm màng ngoài tim.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 2 ppsx (Trang 34 - 35)

7.1. Điều trị theo nguyên nhân:

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp điều trị khác nhau:

- Viêm màng ngoài tim cấp do vi rut: có thể dùng kháng sinh và corticoid trong vòng 2-3 tuần:

. Ampicilin 2 g/ngày. . Prednisolon 20 mg/ngày. . Aspirin 0,5-1g/ngày.

- Viêm màng ngoài tim do lao: điều trị theo phác đồ chống lao có hệ thống, th−ờng phối hợp các thuốc kháng lao: rifampicin, streptomycin, ethambuton, rimifon, pyrarinamide.

Liều l−ợng thuốc dùng theo cân nặng của bệnh nhân. Th−ờng dùng liều tấn công trong vòng hai tháng đầu và dùng liều củng cố 6 tháng tiếp theo. Theo dõi bệnh nhân sau điều trị trong vòng 1- 2 năm. Nếu có biểu hiện viêm MNT mạn tính co thắt thì nên có chỉ định phẫu thuật sớm.

- Viêm màng ngoài tim do thấp tim: dùng corticoit và penixilin theo phác đồ điều trị thấp tim, th−ờng thấy dịch MNT hấp thu nhanh sau điều trị.

- Viêm màng ngoài tim mủ: dẫn l−u mủ sớm, dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ. Nên có chỉ định phẫu thật cắt bỏ màng ngoài tim sớm, để đề phòng biến chứng viêm màng ngoài tim co thắt mạn tính.

7.2. Điều trị triệu chứng:

- Đau ngực: có thể dùng các thuốc giảm đau nh− aspirin, diclofenac, thuốc an thần ... - Điều trị chống viêm dính màng ngoài tim: αchymotripsin, indomethacin, prednisolon ... - Điều trị triệu chứng ứ trệ tuần hoàn: biện pháp tốt nhất là chọc tháo dịch màng ngoài tim, giải phóng chèn ép tim sẽ làm giảm và mất ứ trệ tĩnh mạch.

- Các thuốc lợi tiểu và c−ờng tim đ−ợc dùng trong một số tr−ờng hợp cụ thể (nếu cần).

7.3. Điều trị phẫu thuật:

Đối với viêm màng ngoài tim mạn tính co thắt, phẫu thuật bóc màng ngoài tim là biện pháp chủ yếu nhất để cải thiện tình trạng rối loạn huyết động của bệnh nhân. Tốt nhất là bóc toàn bộ màng ngoài tim đã bị viêm dày, nếu không đ−ợc thì bóc cửa sổ một số vùng có thể bóc đ−ợc.

Nếu bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn muộn, màng ngoài tim dày, cứng, dính sát vào cơ tim thì rất khó bóc triệt để màng ngoài tim vì dễ gây rách cơ tim và có biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.

Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp

(Subacute infective endocarditis)

1. Đại c−ơng.

Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp là tình trạng viêm màng trong tim có loét sùi, th−ờng xảy ra trên một màng trong tim đã có tổn th−ơng bẩm sinh hoặc mắc phải từ tr−ớc.

Jaccoud (1882) và Osler (1885) là những ng−ời đầu tiên mô tả bảng lâm sàng của bệnh này nên còn gọi là bệnh Jaccoud- Osler.

Gần đây, ng−ời ta quan tâm nhiều đến vai trò của những hiện t−ợng miễn dịch, với sự có mặt của các kháng thể đặc hiệu l−u hành trong huyết thanh, tạo ra các phản ứng kháng nguyên-kháng thể, gây kết tụ tiểu cầu, gây viêm ở màng trong tim. Chính các hiện t−ợng miễn dịch này có thể gây ra các biểu hiện ở ngoài da, ở khớp và ở thân.

Tr−ớc đây, khi kháng sinh còn ch−a mạnh và ch−a nhiều thì ng−ời mắc bệnh này hầu hết bị tử vong. Ngày nay, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bị viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp đã giảm nhiều nh−ng đây vẫn là một bệnh nặng.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 2 ppsx (Trang 34 - 35)