Acinetobacter baumannii

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại trung tâm chống độc – bệnh viện bạch mai (Trang 71 - 73)

Kháng sinh trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nói chung và nhiễm khuẩn do A. baumannii nói riêng luôn phải là sự lựa chọn hàng đầu và là sự lựa chọn quan trọng nhất. Tuy nhiên sự lựa chọn kháng sinh như thế nào cho hợp lý và khoa học đến nay vẫn còn là một vấn đề nan giải, kể cả trong trường hợp đã có kháng sinh đồ. Lựa chọn kháng sinh hợp lý vừa có hiệu quả điều trị bệnh lại giảm đáng kể khả năng vi khuẩn kháng thuốc.

A. baumannii gặp nhiều nhất ở các khoa ĐTTC nội, sau đó là ĐTTC ngoại khoa, thường được phân lập từ đường hô hấp, máu, các vết thương [28], [29], [79]. Các A. baumannii gây NTBV kháng với hầu như toàn bộ kháng sinh, thậm chí mạnh hơn cả Ps.aeruginosa.

Nghiên cứu của Surasarang K, Narksawat K, Danchaivijitr S và cộng

sự (2007) [80] trong đánh giá các yếu tố liên quan với NKBV do

A. baumannii đa kháng (Multi-drugs resistane Acinetobacter baumannii : MDR-AB). Tác giả nhận thấy rằng vị trí hay gặp NKBV do MDR-AB là

đường hô hấp dưới (74,8%). Kháng sinh nhạy cảm MDR-AB là 3,9% với Ceftriaxon, 42,1 % với Cefoperazone/Sulbactam. Đánh giá tương quan hồi quy Logistic chỉ ra sự liên quan của các yếu tố với NKBV do MDR-AB: thời gian nhập viện > 1 tuần (OR = 2.06; 95% CI 1.09 - 3.89), thời gian đặt thông

72

tiểu > 1 tuần (OR = 8.24; 95% CI 3.81 - 17.82), thời gian thở máy > 1 tuần (OR = 5.73; 95% CI 2.96 - 11.10), lưu ống thông TM > 1 tuần (OR = 3.29; 95% CI 1.48 - 7.31), nuôi ăn qua sonde > 1 tuần (OR = 6.22; 95% CI 3.24 -11.93), sự chỉđịnh điều trị trước đó bằng nhóm Cephalosporin thế hệ 3,4 (OR = 1.80; 95% CI 1.04 - 3.13), Metronidazol (OR = 2.59; 95% CI 1.21 - 5.56), Piperacillin-Tazobactam (OR = 4.68; 95% CI 1.93 - 11.32). Nghiên cứu cũng khuyến cáo, để giảm được NKBV do MDR-AB cần kiểm soát nghiêm ngặt nhiễm khuẩn bằng việc đánh giá đúng đắn các yếu tố nguy cơ. Giáo dục vệ

sinh cá nhân, thực hành tốt các thao tác kiểm soát nhiễm khuẩn là rất cần thiết nhằm làm giảm kháng kháng sinh của vi khuẩn trong NKBV.

Theo báo cáo của Nguyễn Thị Vinh và cộng sự [29], Chương trình

ASTS Bộ Y tế 6 tháng đầu năm 2006 cho thấy tỉ lệ đề kháng KS của

A. baumannii trong 1397 chủng đã được thử nghiệm số lượng chủng phân lập

được ở bệnh viện Chợ rẫy và bệnh viện Nhi đồng I đứng thứ nhất và nhì trong 10 labo thành viên. Tất cả các KS : Ceftazidim, Cefotaxim, Cefepim, Amikacin, Gentamycin, Ciprofloxacin đều đã bị đề kháng ở mức cao > 60% từ năm 2004, 2005 đến 2006 ở phần lớn các bệnh viện.

Đáng lo ngại là tỉ lệ đề kháng Imipenem cũng gia tăng : 10,0% - 18,3% - 20,9%. Đặc biệt, các chủng Acinetobacter thường được phân lập từ bệnh nhân của các khoa ĐTTC, Hồi sức cấp cứu, Hậu phẫu. Loài A. baumannii còn là tác nhân gây nhiễm trùng huyết, gây hậu quả lâm sàng nặng nề bởi độc tính và tính kháng thuốc của chúng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như một số các nghiên cứu khác

A. baumanniiđã kháng với gần như toàn bộ các kháng sinh (Bảng 3.8).

Tại BV Bạch Mai, tính nhạy cảm với KS của A. baumannii đã thay đổi mức nhạy cảm theo từng năm như đối với Imipenem, năm 2004 còn nhạy

73

94.5% [5], đến 2010 chỉ còn nhạy 36.5% [30], nghiên cứu của chúng tôi

A. baumannii chỉ còn nhạy với Imipenem là 28.6%.

Đến thời điểm hiện tại, kháng sinh duy nhất còn nhạy cảm cao với

A. baumannii là Colistin 99.3% - 100% trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như của Đoàn Mai Phương [30].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại trung tâm chống độc – bệnh viện bạch mai (Trang 71 - 73)