Cơ chế kháng thuốc của các vi khuẩn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại trung tâm chống độc – bệnh viện bạch mai (Trang 32 - 33)

E. coli: Có khả năng kháng mạnh với các Cephalosporin thế hệ 3

Sở dĩ E. coli có khả năng kháng nhiều Cephalosporin thế hệ 3 vì vi khuẩn này có khả năng sinh các enzyme β-lactamase, không những thế có thể

di truyền gene kháng thuốc qua con đường Plasmid, giúp cho sự di truyền kháng thuốc chỉ cần sau một thế hệ nếu thế hệ trước có gene đột biến kháng thuốc. Các gene mã hóa sinh β-lactamase mã hóa trong Plasmid được tìm thấy gồm: TEM-1, TEM-2, hoặc SHV-1 [70].

P. aeruginosa:

P. aeruginosa có khả năng kháng mạnh nhờ có cấu trúc các hệ thống bơm trên thành tế bào vi khuẩn. Hệ thống bơm này hoạt động với nhau bơm bớt nồng độ kháng sinh ra ngoài làm hạn chế tính thấm của vi khuẩn với các

33

kháng sinh nhóm: β - lactams, fluoroquinolones, tetracycline, chloramphenicol, macrolides, TMP, và aminoglycosid [68]

A. baumannii

A. baumannii cũng giống như các vi khuẩn Gram (-) khác, có một cấu trúc bơm ra nằm trên thành tế bào của vi khuẩn và màng tế bào chất. Giữa các cấu trúc bơm đó còn có các β –lactamase đang hoạt động sẵn sàng ức chế hoạt

động của β –lactam. Cấu trúc “Penicillin-binding proteins” (PBPs), gắn trên thành của Plasmid là nơi gắn cuối cùng của β – lactam và hoạt động diệt khuẩn. A. baumanii có khả năng di truyền tính kháng thuốc không chỉ qua gene tế bào mà còn qua gene plasmid [76], [77].

K. pneumoniae

Chính nhờ có khả năng tổng hợp ESBL, một enzyme có khả năng mở

vòng β- lactam làm bất hoạt các kháng sinh nhóm β- lactam. Các gene mã hóa cho loại enzym này được tìm thấy trên các chủng K. pneumoniae kháng thuốc có tên là TEM-1 và TEM-2 [76].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại trung tâm chống độc – bệnh viện bạch mai (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)