Địa điểm nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại trung tâm chống độc – bệnh viện bạch mai (Trang 39 - 41)

Tại Trung tâm chống độc – Bệnh Viện Bạch Mai

2.2.2. Thi gian nghiên cu Tiến hành nghiên cứu từ 01/01/2009 đến 31/12/2010 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cu Nghiên cứu mô tả hồi cứu 2.3.2. Phương pháp thu thp s liu

- Hồi cứu: Lấy tất cả hồ sơ bệnh án các bệnh nhân vào Trung tâm chống

độc – Bệnh Viện Bạch Mai điều trị từ trên 48 giờ trở lên trong thời gian từ: 01/01/2009 đến 31/12/2010 chọn ra những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.

- Các số liệu thu thập được ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

2.3.3. Các biến s và ch s nghiên cu

2.3.3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

- Tuổi, Giới tính.

- Tiền sử bệnh: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm miễn dịch, bệnh khác, khỏe mạnh. - Chẩn đoán khi vào Trung tâm chống độc: Tên bệnh theo hồ sơ bệnh án

bao gồm: Rắn cắn, ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc các chất khí, ong đốt, ngộ độc thuốc, ngộ độc rượu, các bệnh nội khoa.

- Ngày mắc nhiễm trùng bệnh viện: Xác định ngày mắc NTBV theo ngày bệnh nhân được chẩn đoán NTBV (theo CDC) chia các nhóm: 3 – 4 ngày, 5 – 6 ngày, 7 – 8 ngày, 9 – 10 ngày, > 10 ngày.

40

2.3.3.2. Xác định tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện, các chủng vi khuẩn gây bệnh và nấm thường gặp và tính nhạy cảm kháng sinh

- Xác định tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện:

• Tỉ lệ NTBV chung = Số BN NTBV/Tổng số BN (%) • Tỉ lệ nhóm vi khuẩn gram âm – gram dương (%)

• Tỉ lệ từng vị trí NTBV= Số BN mắc NT từng vị trí/Số BN NTBV (%) • Tỉ lệ số loại NT / Số BN NTBV (%)

- Xác định các chủng vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh

Được tiến hành theo qui trình nuôi cấy của khoa Vi sinh – Bệnh viện Bạch Mai. Môi trường, sinh phẩm, khoanh giấy kháng sinh của hãng BioRad (Hoa Kỳ), máy Phoenix (Hoa Kỳ). Xác định mức độ đề kháng kháng sinh của VK bằng phương pháp kháng sinh khuếch tán Kirby – Bauer theo hướng dẫn của Viện chuẩn hóa lâm sàng và xét nghiệm – CLSI (Hoa Kỳ). Đọc kết quả

bằng cách đo đường kính vùng ức chế VK tính ra milimet. Đường kính này

được chia thành các mức độ nhạy cảm – trung gian – đề kháng. Diễn giải kết quả theo tiêu chuẩn điểm gãy “breakpoints”. Kết quả được xử lý trên máy vi tính theo chương trình WHONET 5.4.

Dựa vào kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ chúng tôi xác định:

• Tỉ lệ % mỗi loại vi khuẩn gây NTBV theo vị trí nhiễm khuẩn: (Viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng liên quan đến ống thông, nhiễm trùng tiết niệu)

• Tỉ lệ % mỗi loại vi khuẩn được phân lập trên các mẫu bệnh phẩm • Tỉ lệ % các loại nấm tại các vị trí

• Mức nhạy cảm và kháng kháng sinh chung

• Mức nhạy cảm và kháng kháng sinh với một số vi khuẩn thường gặp - Tỉ lệ KS sử dụng ban đầu và theo KSĐ

41

• Các can thiệp và điều trị y tế trên bệnh nhân NTBV: Đặt NKQ - MKQ, thở

máy, đặt Catheter, đặt sonde tiểu.

• Tiêu chuẩn kháng sinh phù hợp: Ít nhất một KS được dùng nhạy In vitro với tất cả các mầm bệnh phân lập được và đủ liều, đúng đường dùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại trung tâm chống độc – bệnh viện bạch mai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)