Nhiễm trùng tiết niệu bệnh viện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại trung tâm chống độc – bệnh viện bạch mai (Trang 28 - 31)

1.6.3.1. Tần số

Nhiễm trùng đường tiết niệu bệnh viện, xảy ra sau 48 giờ kể từ khi vào viện, đứng hàng thứ hai trong số các NTBV ( khoảng 40%), chỉ sau viêm phổi bệnh viện [36]. Trong các khoa hồi sức, gần như toàn bộ nhiễm trùng tiết niệu bệnh viện có liên quan chặt chẽ đến đặt ống thông bàng quang [49].

Nhiễm trùng tiết niệu là biến chứng phổ biến nhất của thông tiểu. Viêm bàng quang đơn độc thường hay gặp nhất nhưng viêm thận bể thận và nhiễm trùng máu thứ phát có thể xảy ra.

29

Sự nhiễm bẩn có thể xảy ra trong khi làm thủ thuật VK đi lên bên ngoài

ống thông từ vùng đáy chậu hoặc túi nước tiểu nhiễm bẩn VK đi lên theo lòng

ống thông [58]. Nhiễm trùng tiết niệu được phát hiện khoảng 11% trong tất cả

các BN đặt ống thông.

Theo số liệu của NNIS, khoảng 5,6 trường hợp trong 1000 ngày đặt thông tiểu [46]. Nhiễm khuẩn sẽ lên tới 25% ở những BN yêu cầu phải lưu thông tiểu trên 7 ngày [43].

Nhiễm khuẩn bàng quang sẽ xảy ra nhanh chóng khi hệ thống dẫn lưu

được mở, lưu lượng nước tiểu ít hoặc ứ trệ nước tiểu [58].

Chưa có số liệu về tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu do các loại ống thông khác nhau. Theo kinh nghiệm của các tác giả nhiễm khuẩn hay gặp khi thời gian lưu ống thông kéo dài, không liên quan đến loại ống thông được sử dụng [46].

1.6.3.2. Nguyên nhân

Vi sinh vật liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu theo thống kê của NNIS thì một phần tư là E.coli, các nguyên nhân khác hay gặp là các trực khuẩn gram âm, Enterococcus, Candida [46], [58].

Nghiên cứu của Akkoyun, E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất 40,8%, tiếp

sau là Candida spp 23%, Enterococcus spp 11%, P. aeruginosa 7,6%,

K. pneumoniae 6,8%, Acinetobacter spp 4,2% [32].

Bệnh nhân sử dụng kháng sinh có nguy cơ nhiễm VK kháng thuốc cao và nấm [58]. Một nghiên cứu trong 55 đơn vị ĐTTC ở 8 quốc gia thì

Enterobacteriaceae chiếm 44% nhiễm khuẩn liên quan đến thông tiểu,

Candida ssp 30%, Acinetobacter 4% [87].

Nghiên cứu tại khoa ĐTTC BV Bạch Mai và BV Chợ Rẫy thì Candida

là nguyên nhân thường gặp nhất, đứng thứ hai là các VK gram âm [5], [20]. Khoa ĐTTC BV 175 và Khoa ĐTTC BV Nhi Đồng I thì E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất [27], [28].

30

1.6.3.3. Lâm sàng và chẩn đoán

Nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến ống thông thường không có triệu chứng.

Các triệu chứng lâm sàng thường hay gặp như: Sốt, đái buốt, đái rắt, cảm giác đau tức trên khớp vệ, nước tiểu đục hoặc có mủ. Đa số các trường hợp NTTN ở bệnh nhân đặt thông bàng quang không có biểu hiện lâm sàng, hơn nữa các bệnh nhân trong các khoa hồi sức thường bệnh nặng, rối loạn thức, nên các triệu chứng cơ năng trở nên ít có giá trị hơn.

Xét nghiêm và cấy nước tiểu có ích cho chẩn đoán xác định. Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ra mủ niệu, nhưng mủ niệu thường không có trong trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến ống thông. Mủ niệu là triệu chứng viêm có thể ở bàng quang, niệu quản, thận, hoặc niệu

đạo như vậy nó không đặc hiệu cho vị trí của nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu liên quan đến thông tiểu chắc chắn khi phân lập được VK với trên 10³CFU / 1ml nước tiểu lấy qua ống thông tiểu [58], [81].

1.6.3.4. Điều trị

Trong nhiễm trùng đường tiết niệu nên loại bỏ ống thông nếu có thể. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra dai dẳng mặc dù đã điều trị KS và tái phát nhanh chóng khi ngừng điều trị.

Đã có những tranh luận về sử dụng KS trong trường hợp VK niệu hoặc viêm bàng quang không triệu chứng bởi vì tình trạng này thường được giải quyết tự nhiên khi ống thông được rút.

Trong trường hợp biến chứng viêm thận bể thận, nhiễm trùng máu, KS toàn thân là cần thiết [58].

Sử dụng KS theo kinh nghiệm phải dựa vào sự thường gặp của VK gây bệnh. Ampicillin và Gentamycin thường sử dụng ở BN nuôi dưỡng tĩnh mạch,

31

trường hợp thận nhiễm độc do dùng Aminoglycoside sử dụng Trimethoprim- Sulfamethoxazole, Cephalosporin thế hệ 3, Aztrreonam hoặc Quinolone ở

những trẻ lớn tuổi [46].

1.6.3.5. Phòng ngừa

Chiến lược quan trọng cho điều trị nhiễm trùng tiết niệu liên quan đến

ống thông tiểu là:

(1) Hạn chếđặt thông tiểu

(2) Kỹ thuật vô khuẩn nghiêm ngặt trong đặt thông tiểu (3) Rút ống thông càng sớm càng tốt.

Liệu pháp KS có tác dụng bảo vệ trong thời gian ngắn. Sử dụng KS kéo dài sẽ không có lợi vì nguy cơ kháng KS. Chăm sóc ống thông chú ý rửa tay, giữ hệ thống dẫn lưu nước tiểu kín, dẫn lưu xuống vị trí thấp hơn bàng quang

để tránh hiện tượng trào ngược.

Bôi kem hoặc cố gắng rửa vùng đáy chậu sẽ làm tăng nguy cơ của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nguyên nhân có thể do di chuyển ống thông vằtng sự xâm nhập của các VK vùng đáy chậu dọc theo ống thông vào bàng quang [58].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại trung tâm chống độc – bệnh viện bạch mai (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)