VI.4.1.1 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
V.4.1.2 Nông nghiệp.
và định hướng đến năm 2020
Trồng trọt.
Cây ăn trái là cây chủ lực của nông nghiệp thị xã Bến Tre với diện tích dự kiến đến năm 2010 là 2.630 ha, sản lượng 26.000 tấn, trong đó triển khai thực hiện dự án 500 ha bưởi da xanh trong đó thâm canh 300 ha, xây dựng mô hình trồng mới 50 ha, nhân rộng 150 bưởi da xanh ở các xã Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận và Sơn Đông. Đặc biệt, các loại cây đặc sản có múi và sơ ri chiếm tỉ trọng khoảng 68%, kết hợp với các loại hình khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn (hoa kiểng, thuỷ sản, du lịch, dịch vụ cây trồng),
Diện tích trồng dừa đến năm 2010 khoảng 1.400 ha, tăng 64 ha so với năm 2005, sản lượng 9,1 triệu trái/năm, chú trọng diệt bọ dừa gây hại. Hình thành vùng canh tác tập trung tại các xã Phú Hưng, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, vườn dừa cung ứng trái tươi để phục vụ nhu cầu tiêu thụ vùng đô thị và du lịch. Một số diện tích dừa phân tán, hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây ăn trái, xen chanh, quýt, cacao.
Diện tích rau màu trên đất giồng cát và đất liếp chuyển sang loại hình rau an toàn, rau sạch. Diện tích đến năm 2010 là 659 ha gieo trồng, sản lượng 6.700 tấn rau đậu và 588 tấn bắp.
Diện tích lúa giảm còn 240 ha canh tác và 720 ha gieo trồng trên các địa bàn dất trũng phía Bắc Sơn Đông, Phú Khương, Phú Hưng, sản lượng 3.300 tấn, năng suất lúa bình quân 4,5 tấn/ha.
Dần dần hình thành các loại hình sản xuất giống cây và hoa kiểng đặc trưng. Hình thành Khu nông nghiệp kỹ thuật cao khoảng 4,7 ha (dọc theo đường TX32 giáp rạch Cái Kê, rạch Cá Trê ăn thông ra sông Bến Tre) kết hợp sản xuất giống rau màu hoa kiểng, dịch vụ nông nghiệp cho các huyện, thương mại và du lịch.
Chăn nuôi
và định hướng đến năm 2020 Phát triển đàn heo, tiếp tục tăng nhanh đàn gia cầm, đàn bò lai Sind, xây dựng một số điểm nuôi bò thịt bán công nghiệp, công nghiệp.
Năm 2010, tổng đàn heo dự kiến 34.000 con năm 2010, đàn bò 10.000 con, đàn gia cầm 560 nghìn con, đàn ong 560 đàn.
Thuỷ sản.
Phát triển nuôi thủy sản ở 6 xã ngoại thành, trọng điểm là 3 xã ở phía Nam, chủ yếu là nuôi trong mương vườn dừa và một số vườn cây ăn quả không có yêu cầu tiêu thoát nước mạnh, đồng thời tận dụng nuôi cá trên ruộng lúa. Đến năm 2010, diện tích nuôi cá là 256 ha, trong đó diện tích nuôi tôm chiếm 150 ha với sản lượng 530 tấn. Mặt khác, sản lượng khai thác của Thị xã trong thời gian tới khoảng 60 tấn/năm, bình quân 95 kg/ha mặt nước.
V.4.1.3 Du lịch.
Đặt trọng tâm vào việc tôn tạo, tu bổ và bảo tồn các điểm du lịch hiện có, và tiến hành xây dựng hoàn chỉnh khu du lịch sinh thái Mỹ Thạnh An với các vườn cây ăn trái dặc sản phục vụ du khách trái cây tươi tại vườn, kết hợp với du khảo trên sông, đờn ca tài tử,... làm đầu mối du lịch, nghỉ dưỡng trên toàn địa bàn tỉnh. Đa dạng hóa các loại hình hợp tác, các loại hình du lịch vui chơi giải trí miệt vườn. Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các shop mua sắm, các phương tiện vận chuyển, mở rộng địa bàn hoạt động các tuyến xe buýt và phát triển loại hình xe taxi. Tiến hành xúc tiến du lịch. Tổ chức các tour du lịch công vụ, hội thi thể thao cấp khu vực, xây dựng các chương trình du lịch trong và ngoài nước phục vụ nhu cầu nhân dân.
Dự kiến vào năm 2010, giá trị sản xuất là 285 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2010 là 27,2%/năm.