Dựa trên các nghị định, thông tư, luật về BVMT cần tiếp tục xây dựng các quy định về:
Quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại.
Khai thác, sử dụng, quản lý, bảo vệ nguồn nước mặt. Bảo vệ hệ thống cấp và thoát nước
và định hướng đến năm 2020 Thu phí nước thải sinh hoạt, công nghiệp.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước do hoạt động nông nghiệp. Giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, đô thị và các khu vui chơi giải trí.
VI.4.5.2. Giải pháp về thể chế, chính sách
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường, ban hành các chính sách gắn kết BVMT phát triển KT - XH. Điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật về môi trường nhằm nâng cao tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của các quy phạm pháp luật về môi trường.
Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên BVMT, nâng cao hiệu lực thi hành Luật BVMT, các Luật đất đai, Luật tài nguyên nước, …
Xây dựng, ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả trong và ngoài nước tham gia quản lý và BVMT, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất hàng hóa áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải, và cơ sở có những nghiên cứu nhằm giảm thiểu chất thải sau khi tiêu dùng hàng hóa đó.
Ban hành quy chế về phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom và xử lý chất thải nguy hại.
VI.4.5.3.Giải pháp về nguồn vốn và công cụ kinh tế.
BVMT là một vấn đề sống còn không chỉ của một tỉnh, của một quốc gia mà là của chung toàn nhân loại, nó mang tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước. Cho nên, ngoài kinh phí do Nhà nước cấp, cần phải tích cực khai thác, huy động mọi tiềm năng từ các nguồn khác trong
và định hướng đến năm 2020 xã hội, trong cộng đồng kể cả trong và ngoài nước cũng như trong nhân dân để cùng nhau chăm lo công tác BVMT.
Các nguồn vốn có thể huy động nguồn vốn cho hoạt động BVMT Thị xã Bến Tre từ nguồn ngân sách Tỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, các tổ chức quốc tế và quần chúng,...
VI.4.5.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong lãnh vực BVMT:
Xây dựng các dự án khả thi về bảo vệ môi trường: dự án cấp thoát nước, xử lý nước thải, giải tỏa nhà ven sông trong nội ô...
Xây dựng các mô hình có hiệu quả trong xử lý ô nhiễm môi trường để nhân rộng trong cộng đồng, trong doanh nghiệp.
Cải thiện các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường dựa trên cơ sở các mô hình xử lý hiệu quả về kinh tế – kỹ thuật.
Tăng cường nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong truy cập, lưu trữ dữ liệu, sử dụng công nghệ GIS , công nghệ viễn thám nhằm đánh giá chính xác hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường phục vụ phát triển KT - XHi và BVMT.
Nâng cao năng lực quan trắc môi trường, đào tạo kỹ năng thu thập số liệu, lấy mẫu quan trắc cho cán bộ môi trường. Ứng dụng những thành tựu mới về mô hình hoá để tính toán phát thải ô nhiễm dựa trên số liệu quan trắc môi trường nhằm ứng phó và giải quyết các sự cố ô nhiễm môi trường, các rủi ro và suy thoái môi trường.
Nghiệm thu đề tài đánh giá tổng thể tiềm năng cát lòng sông, bảo vệ môi trường hợp lý làm cơ sở cho qui hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Đánh giá hiện trạng môi trường, quan trắc ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, cấp nước,…
và định hướng đến năm 2020 Nghiên cứu vấn đề môi trường và vệ sinh thực phẩm làng nghề truyền thống.
Nghiên cứu, triển khai mô hình xử lý nước phèn từ giếng đào, giếng khoan phục vụ hộ gia đình.
VI.4.5.5. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng.
Như chúng ta đã biết, ý thức BVMT không phải tự nhiên mà có, đó là một phản xạ có điều kiện, có được thông qua các chương trình giáo dục. Để có thể xây dựng các chương trình giáo dục, thông tin về công tác BVMT có thể áp dụng các biện pháp sau :
Các ban ngành đoàn thể cần phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công tác công tác giáo dục và phổ biến rộng rãi các kiến thức bảo vệ môi trường cho người dân . Xây dựng các chương trình tập huấn, hội thảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, phát động phong trào thi đua “ Xanh – Sạch – Đẹp “ tại các khu dân cư nhằm giáo dục người dân ý thức BVMT.
Nghiên cứu giải pháp đưa giáo dục môi trường vào trường học, lồng ghép chương trình giáo dục về BVMT vào chương trình giảng dạy ở các cấp học, nhất là chú trọng từ cấp tiểu học, tổ chức các buổi dã ngoại, thu gom rác, lao động vệ sinh tại các khu dân cư, góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
Thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về luật BVMT, các quy định pháp luật có liên quan đến BVMT.
Trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về BVMT cho cán bộ địa phương nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền thực thi các giải pháp QHMT.
Tập huấn về BVMT cho 100% cán bộ các phường, xã về BVMT. 141
và định hướng đến năm 2020 Thông qua chương trình xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa, phổ biến tài liệu BVMT đến tận các tổ nhân dân tự quản.
VI.4.5.6. Giải pháp hợp tác trong nước và quốc tế.
Nội dung cơ bản của giải pháp này là:
Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác BVMT trong vùng. Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản, phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học và sự hỗ trợ của bộ Khoa học công nghệ và Môi trường.
Xây dựng và tham gia các chương trình điều tra, nghiên cứu về tài nguyên môi trường trong nước và quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tranh thủ nguồn lực bổ sung cho năng lực BVMT.
Xây dựng và tham gia các chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường để có thể ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường khi có yêu cầu.