Phân vùng môi trường là việc phân chia lãnh thổ ra thành các đơn vị tương đối đồng nhất về mặt môi trường nhằm mục đích quản lý môi trường một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị môi trường. Tính thống nhất của vùng môi trường biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi môi trường ở bất kỳ khu vực nào trong vùng cũng đều có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó. Các vấn đề môi trường trong một vùng cần phải được quản lý thống nhất và tổng hợp, liên kết chặt chẽ với nhau trong phạm vi toàn vùng.
Vì vậy cần thiết phải tìm kiếm một phương pháp phân vùng phù hợp với mục tiêu QHMT. Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu sự phân hóa của lãnh thổ theo các yếu tố tự nhiên : địa chất, địa hình, thỗ nhưỡng, khí tượng, thủy văn, thảm thực vật,...kết hợp với các yếu tố nhân tạo do hoạt động sống của con người gây nên. Từ đó xác định được các hệ sinh thái đặc trưng, các vùng nhạy cảm về môi trường, các khu chức năng môi trường.
VI.2 Mục tiêu phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT
Mục tiêu của phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT là tạo dựng cơ sở khoa học để điều hòa sự phát triển của ba hệ thống tự nhiên – kinh tế – xã hội đang tồn tại và hoạt động trong vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống kinh tế – xã
và định hướng đến năm 2020 hội phù hợp trong khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ được môi trường sống và làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
VI.3 Tiêu chí phân vùng
Về nguyên tắc, việc lựa chọn các tiêu chí phân vùng sao cho phải đáp ứng yêu cầu của QHMT, trong đó quan trọng nhất là thừa nhận và tôn trọng tính khách quan mang tính trội của các đơn vị lãnh thổ.
Căn cứ vào mục tiêu và dựa vào các đặc trưng của vùng lãnh thổ, việc phân vùng lãnh thổ dựa vào các tiêu chí sau đây :
Địa hình: đặc điểm địa hình, độ cao.
Chức năng môi trường: các chức năng trội như các vùng sinh thái đặc trưng, các vùng nhạy cảm môi trường,...
Ranh giới hành chính : ranh giới hành chính tới cấp xã, phường.
Chức năng phát triển kinh tế – xã hội : vùng đô thị hóa – công nghiệp hóa, vùng phát triển nông nghiệp, vùng phát triển du lịch sinh thái, vùng phát triển thủy sản,...
VI.4 Phương pháp phân vùng lãnh thổ.
Có hai phương pháp phân vùng phục vụ cho QHMT là :
Phương pháp 1: Phân vùng thành những tiểu vùng.
Phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành những tiểu vùng được dựa vào các tiêu chí sau đây :
Đặc điểm tự nhiên – môi trường: địa hình, khí hậu, thỗ nhưỡng, thảm thực vật (các hệ sinh thái đặc trưng), các vùng nhạy cảm về môi trường.
Ranh giới: ranh giới của mỗi tiểu vùng có thể trùng hoặc không trùng hợp với ranh giới của các đơn vị hành chính.
và định hướng đến năm 2020 Đặc điểm kinh tế – xã hội: mỗi tiểu vùng được phân chia có các đặc điểm
kinh tế – xã hội đồng nhất.
Phương pháp 2 : Phân kiểu.
Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng khác nhau. Mỗi kiểu vùng có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề. Kiểu vùng có tính lặp lại trong không gian. Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng tài nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong thực tiễn hoạt động nhân sinh.
VI.5 Cơ sở phân vùng.
Việc phân vùng thường được sử dụng để phân chia lãnh thổ theo đặc trưng của từng yếu tố riêng lẻ, để phục vụ theo nhiều mục đích khác nhau
Việc phân vùng phục vụ QHMT Thị xã Bến Tre theo dạng phân kiểu và dựa trên các cơ sở sau :
Tiềm năng phát triển theo quy hoạch (tiểu vùng trong quy hoạch sẽ phục vụ cho việc gì: phát triển KCN, đô thị, cấp nước, thoát nước, du lịch, dịch vụ,…) Xem xét các quy định, chiến lược môi trường quốc gia và các vùng cần
được bảo vệ.
VI.6 Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT tại thị xã Bến Tre.
Thị xã Bến Tre được phân kiểu như sau:
Để thực hiện công tác QHMT Thị xã Bến Tre được phân thành các kiểu vùngnhư sau:
Vùng phát triển đô thị.
Vùng phát triển công nghiệp.
Vùng phát triển nông nghiệp.
Vùng phát triển du lịch sinh thái. 121
và định hướng đến năm 2020 Như vậy để xây dựng QHMT, thị xã Bến Tre được phân chia thành 4 kiểu vùng.
Trên cơ sở các 4 kiểu vùng trên phân thành các tiểu vùng như bảng sau :
Bảng 42 . Các tiểu vùng lãnh thổ phục vụ QHMT Thị xã Bến Tre.
CÁC KIỂU VÙNG CÁC TIỂU VÙNG DIỆN TÍCH DỰ KIẾN
2010 (ha)
Các đô thị
Khu đô thị phía Bắc sông
Bến Tre _
Khu đô thị phía Nam phía
Nam sông Bến Tre _
Khu đô thị mở rộng _
Các cụm công nghiệp
Phường 8 – Phú Hưng 79
Phường 7 – Bình Phú 100
Các khu vực nông nghiệp và nông thôn
Đất ở nông thôn 186
Đất nông nghiệp 4.360,44
Các khu du lịch sinh thái. Khu du lịch sinh thái Mỹ
Thạnh An 18
Như vậy để xây dựng quy hoạch môi trường Thị xã Bến Tre, xin đề xuất phân chia tỉnh thành 5 kiểu vùng ứng với 8 tiểu vùng khác nhau.
Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy được, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tập trung chủ yếu vào 5 kiểu vùng này. Đối với vùng đô thị, so với năm 2005, thì đã hình thành thêm nhiều diện tích đất đô thị hơn trong năm 2010. Còn các khu – cụm CN thì đa số đều đang nằm trong quy hoạch, có khu đã được phê duyệt và đang trong giai đoạn hoàn tất.
và định hướng đến năm 2020
VI.2 Quan điểm, mục tiêu của QHMT tại thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
VI.2.1 Quan điểm.
QHMT phải lấy khái niệm “ phát triển bền vững” làm tư tưởng chủ đạo. Một thời gian dài trước đây chúng ta đã phát triển trên một quan điểm phát triển kinh tế truyền thống, đó là phát triển chỉ nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế và xem nhẹ việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Chỉ thị 36 – CT/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra các nguyên tắc và tầm nhìn cơ bản phản ảnh định hướng và chính sách quốc gia về bảo vệ môi trường trong giai đoạn CNH và HĐH đất nước :” Bảo vệ môi trường là mục đích chung của Đảng, nhân dân và quân đội chúng ta … Đó là một nhiệm vụ then chốt tích hợp trong các định hướng và các kế hoạch cho việc phát triển KTXH ở các cấp độ nhà nước và các địa phương, một nền tảng quan trọng cho sự thành công trong quá trình CNH và HĐH cũng như sự phát triển hợp lý của đất nước”
Chính phủ cũng cam kết áp dụng các nội dung và nguyên tắc cơ bản của Chương trình nghị sự 21 theo các điều kiện thực tế của đất nước :” Ngăn chặn ô nhiễm môi trường là yếu tố cơ bản chiếm ưu thế trong sự kết hợp với xử lý ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh các nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc hợp tác quốc tế vững mạnh trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”
Chỉ thị của Chính phủ đã cho đường lối và sự ủy thác, quy hoạch môi trường đô thị phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây :
Mục tiêu và nội dung của QHMT không tách rời với mục tiêu và nội dung của chiến lược phát triển KTXH. Chúng là một nhiệm vụ tích hợp của chiến lược phát triển KTXH, mà được thực hiện trong mục tiêu phát triển bền vững.
và định hướng đến năm 2020 Quy hoạch môi trường phải dựa trên sự phân tích của tình trạng môi trường hiện tại và các dự báo các khuynh hướng môi trường của các đô thị trong phạm vi công nghiệp hóa và hiện đại hóa với các tham khảo kinh nghiệm thích hợp của các đô thị khác. Điều đó cũng phải thích hợp cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho việc thu hút các đầu tư nước ngoài và phải hình thành một cơ sở pháp lý cho việc phát triển các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn cho BVMT đô thị.
Với đường lối đó, QHMT Thị xã Bến Tre gắn với quy hoạch phát triển phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 và hướng tầm nhìn đến năm 2020 dựa trên các quan điểm sau :
+ Bảo vệ môi trường là mục đích chung của Đảng, nhân dân và quân đội ta … Đó là một nhiệm vụ then chốt tích hợp trong các định hướng và các kế hoạch phát triển KTXH ở cấp độ vùng, một nền tảng quan trọng cho sự thành công trong quá trình phát triển đô thị và công nghiệp của tỉnh theo định hướng phát triển bền vững.
+ Mục tiêu và nội dung của QHMT Thị xã Bến Tre là không tách rời với mục tiêu và nội dung của chiến lược phát triển KTXH. Chúng là một nhiệm vụ tích hợp thực hiện trong mục tiêu phát triển bền vững.
+ Các mục tiêu và nội dung của QHMT Thị xã Bến Tre trước hết phải khả thi, tức là phải phù hợp với điều kiện phát triển KTXH, trình độ khoa học công nghệ và đặc biệt là khả năng huy động vốn.
+ QHMT lấy phòng ngừa là chính: vì một mặt, phòng ngừa không để xảy ra ô nhiễm thì dễ hơn, đỡ tốn kém hơn, cơ bản hơn các biện pháp xử lý hoặc phục hồi những nơi đã bị ô nhiễm. Mặt khác vùng ở Thị xã Bến Tre hiện chưa có vấn đề môi trường nào là quá nghiêm trọng, do vậy đón đầu để phòng ngừa là giải pháp hiệu quả hơn.
+ Các giải pháp quy hoạch phải từng bước theo hướng xã hội hóa thu hút các thành phần kinh tế có sử dụng các thành phần môi trường, tài nguyên tham gia.
và định hướng đến năm 2020
+ QHMT là một bước tiếp theo của chiến lược BVMT được cụ thể hóa cho Thị xã Bến Tre, các mục tiêu và nội dung của nó mang tính “động” có thể bổ sung, thay thế và hiệu chỉnh để tích hợp nhất trong mọi thời gian và không gian của quá trình phát triển.
VII.2. Mục tiêu QHMT của Thị xã Bến Tre VII.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của QHMT Thị xã Bến Tre gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là xây dựng Thị xã trở thành vùng kinh tế trọng điểm, thân thiện với môi trường. Aùp dụng các các giải pháp khoa học trong quản lý và thực thi nhằm phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Thông qua QHMT của Thị xã, từng bước bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
VII.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu thứ 1: Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về bảo