Do đặc tính của khu vực cận đô thị, sản xuất hoa kiểng đã hình thành lâu đời trên địa bàn Thị xã nhưng chỉ mới phát triển thành ngành nghề sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây, phạm vi và quy mô còn nhỏ lẽ, hạn chế. Hiện nay có 4 điểm sản xuất kinh doanh hoa kiểng có quy mô tập trung tại các phường 2, 3, 6 và 7 và một số cơ sở nhỏ ở Mỹ Thạnh An, phường 6.
và định hướng đến năm 2020 . Nhìn chung, sản xuất hoa kiểng đã góp phần giải quyết việc làm, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống một bộ phận nông dân. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động còn mang tính tự phát, còn có những hạn chế nhất định về phẩm chất, độ đa dạng, tổ chức thị trường.
III.3.2.2 Chăn nuôi.
Ngoài số lượng đàn bò xã Phú Hưng được duy trì và phát triển, hiện nay phát triển mạnh ở các xã như: Bình Phú, Sơn Đông...nâng tổng số đàn bò hiện có là 3.795 con (trong đó bò lai Sind 2.048 con, chiếm tỷ lệ 53,96%), đạt 96,97%, so cùng kỳ đạt 154,01% (3795/2464 con). Số lượng đàn heo hiện nay là 6.635 con, đạt 88,46% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 9,51%. Tổng đàn dê 2.593 con, đạt 112,74% kế hoạch, tăng 29,65% so cùng kỳ. Từ đầu năm 2006 đến nay dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thị xã không xảy ra, do thực hiện tốt công tác tiêm phong, tiêu độc và kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Dịch lỡ mồm long móng đã xảy ra, tuy nhiên do thiếu vắc – xin nên công tác tiêm phòng chậm triển khai.
II.3.2.3.Thủy sản.
Tổng diện tích nuôi 127 ha đạt 99% kế hoạch, trong đó diện tích nuôi tôm chiếm 100 ha, diện tích nuôi cá chiếm 27 ha. Đa số đều tận dụng mương vườn dừa để nuôi cá, tôm với hình thức bán thâm canh. Sản lượng tôm nuôi của Thị xã có khuynh hướng tăng nhiều vì đây là loài có giá trị xuất khẩu cao, tập trung nhiều ở 3 xã phía nam (Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận). Tuy nhiên, phương thức nuôi dựa vào nguồn giống tự nhiên qua hình thức nuôi nhữ, nuôi nhốt với nguồn tôm giống bắt tự nhiên có kích thước và tuổi không đồng nhất, số lượng không đảm bảo theo mùa vụ, nhu cầu nuôi trồng nên sản lượng thu được chưa cao và lệ thuộc nguồn giống hằng năm.
Cá nuôi dù ít bị hạn chế về nguồn giống so với tôm càng xanh nhưng người nuôi cũng chỉ nuôi trong diện tích ao mương nhỏ xung quanh nhà như là nguồn thực phẩm phụ thêm cho gia đình, chưa phải là sản lượng hàng hoá. Đối tượng nuôi chủ
và định hướng đến năm 2020 . yếu là các loài cá như cá mè, trê, rô phi, tai tượng, sặc rằn,...Do hình thức nuôi mang tính chất gia đình, ít quan tâm chăm sóc, quản lý nên năng suất chưa cao. Diện tích nuôi cá tập trung nhiều ở xã Phú Hưng do nhiều ao hồ, nhưng chỉ nuôi vào mùa mưa, mùa khô các ao hồ này thường cạn nước.
Năm 2005, sản lượng thủy sản được nuôi trên địa bàn là 175 tấn, sản lượng khai thác đạt 26 tấn.
II.3.3 Thương mại – dịch vụ.
Tình hình giá cả thị trường trong 6 tháng đầu năm 2006 có những biến động do sự tăng giá bởi một số mặt hàng nhạy cảm như : vàng, xăng, dầu, vật liệu xây dựng,...ảnh hưởng đến sức mua, bán, tiến độ xây dựng các công trùnh và đời sống cán bộ công chức, người lao động. Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động kinh doanh, dịch vụ vẫn phát triển (các tuyến đường mới được nâng cấp). Đầu năm 2006, đến nay đã cấp mới 292 giấy đăng ký kinh doanh, trong đó sản xuất 15, thương mại 101, dịch vụ 176, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 14.118,57 triệu. Song song đó việc đầu tư nâng cấp chợ được quan tâm tổ chức thực hiện đã hoàn thành mở rộng một phần chợ Ngã Năm, chỉnh trang chợ Bến Tre, chuẩn bị đưa vào hoạt động chợ Tân Thành – Phú Khương, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật chợ nông sản thực phẩm phường 8, chợ Sơn Đông.
Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, Thị xã đã hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành dựa vào hoạt động loại hình vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện xe buýt và xe taxi, hiện có 18 xe buýt hoạt động tuyến Bến phà Hàm Luông – Bến phà Rạch Miễu, tuyến Bến xe khách Tỉnh – chợ Giồng Trôm và 10 chiếc xe taxi phục vụ khách trong vả ngoài Tỉnh.
Du lịch.
Thị xã Bến Tre có lợi thế là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của Tỉnh, có một nền kinh tế phát triển năng động, có các di tích văn hóa, lịch sự như tượng đài Đồng Khởi , nhà bảo tàng Tỉnh, Thánh thất Cao đài Ban chỉnh, chùa Viên Giác,
và định hướng đến năm 2020 . chùa Viên Minh, đình Phú Tự,...và một tiềm năng cảnh quan sinh thái tuy không lơn nhưng có khả năng phát triển du lịch nghĩ dưỡng bên bờ sông Bến Tre thuận tiện cả giao thông bộ lẫn giao thông thủy. Trong vùng còn có một số cơ sở sản xuất nghề thủ công truyền thống địa phương như bánh phồng mì, bánh tráng, kẹo dừa, cơ sở đan thắt giỏ, sưu tầm đồ cổ,... có khả năng thu hút khách du khảo. Mặt khác, trung tâm Thị xã có khả năng đón tiếp và phục vụ ăn nghỉ với một hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,...tương đối hùng hậu, với 3 nhà hàng khách sạn do ngành du lịch quản lý và 3 nhà khách, nhà nghỉ của các cơ quan, đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, đủ tiêu chuẩn phục vụ khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, du lịch tư nhân cũng phát triển ngày càng mạnh, đã xây dựng được một hệ thống nhà hàng khách sạn phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh kể cả khách quốc tế, với 6 khách sạn, 32 nhà trọ, 21 nhà hàng và 242 cơ sở kinh doanh ăn uống bình dân trải đều ở các phường của Thị xã.
Tuy nhiên, ngành du lịch phát triển còn chậm, hiệu quả chưa cao, do thế biệt lập tạm thời về vị trí địa lý, do hình thức, nội dung hoạt động dịch vụ còn đơn điệu, còn ít tuyến điểm du lịch tham quan, chất lượng phục vụ chưa cao, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo chính quy, ít kinh nghiệm, trình độ kiến thức chưa tương xứng với yêu cầu của khách.
và định hướng đến năm 2020 .