III.3.2.1.2 Rau màu.
Tuy là khu vực cận đô thị và có khuynh hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng nhìn chung, quy mô diện tích trồng rau màu của Thị xã chưa tương xứng với vị trí vùng ngoại thành đô thị trung tâm của Tỉnh, chủ yếu là rau màu trồng theo thổ cư, giồng cát, luân canh trên ruộng lúa và tận dụng đất vườn mới lập.
Cây rau màu lương thực: gồm bắp, khoai lang, khoai mì, sắn,.. chủ yếu tập trung tại các xã Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Mỹ Thạnh An, Phú Hưng. Trong những năm gần đây, cây rau màu lương thực đã được thay thế dần bằng các loại rau màu thực phẩm có hiệu quả kinh tế hơn hoặc chuyển sang trồng cây lâu năm. Diện tích sản lượng có hướng giảm dần.
Bảng 4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau màu năm 2004 - 2005
Phân loại Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2004 2005 2004 2005 2004 2005
Ngô 55 45 44,18 37,33 243 168
Khoai lang 6 7 73,33 74,29 44 52
Sắn 214 201 68,93 89,20 1.475 1.793
Nguồn : Niên giám thống kê 2005
Rau màu thực phẩm : chủ yếu là các loại rau cải, dưa đậu, hành hẹ,...tập trung nhiều ở Sơn Đông, Bình Phú, Phú Khương và một số diện tích lên liếp trồng
và định hướng đến năm 2020 . rau màu hỗn hợp tại Nhơn Thạnh. Diện tích gieo trồng năm 2005 đạt 385ha tương ứng với sản lượng 3. 847 ha.
III.3.2.1.3 Cây mía
Cây công nghiệp hàng năm chính trên địa bàn là cây mía, phân bố chủ yếu ở Nhơn Thạnh và rải rác ở các xã lân cận, được mở rộng diện tích canh tác ỡ những năm đầu thập niên 90, nhưng do tính hiệu quả trong sản xuất nên diện tích đã giảm dần năm 2004 là 157 ha giảm còn 120 ha năm 2005 và có khuynh hướng tiếp tực giảm để chuyển sang cây lâu năm hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhìn chung, năng suất mía có xu hướng giảm mạnh, từ 10.147 tấn (2004) giảm xuống 7.804 ha (2005). Yếu tố chủ yếu hạn chế tăng năng suất mía là cơ cấu giống, phần lớn diện tích còn sử dụng giống cũ, năng suất và chữ đường thấp. Mặt khác, do tình hình tiêu thụ mía cây những năm qua không ổn định, nông dân chỉ sản xuất cầm chừng, không tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, Từ đó sản lượng mía cây cũng giảm tương ứng với sự sụt giảm diện tích canh tác.
III.3.2.1.4 Cây dừa.
Có thể xem dừa là một trong những cây trồng chủ lực của Thị xã. Tuy diện tích dừa bị giảm dần ở những năm đầu của thập niên 90 (do có nhiều hạn chế so với các cây trồng khác của kinh tế vườn, chủ yếu là giá tiêu thụ thấp, thị trường không ổn định). Từ năm 2001 đến nay nhìn chung diện tích dừa biến động rất lớn từ 1.403 ha giảm xuống còn 1.336. Trong đó, một số diện tích vườn dừa lão đã được chuyển cơ cấu giống, thay bằng các giống dừa xiêm, có thể tiêu thụ dưới dạng trái tươi thuận lợi và có hiệu quả hơn.
Đất trồng dừa chủ yếu phân bố theo đất thổ cư, một số xen kẽ với vườn cây ăn trái và đang có xu hướng chuyển một phần sang canh tác cây ăn trái hoặc tỉa thưa trồng xen cây ăn trái. Địa bàn tập trung thuộc các xã Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Mỹ Thạnh An, Sơn Đông.
và định hướng đến năm 2020 . Sản lượng dừa đạt 8,67 triệu quả năm 2003, tăng lên 8,81 triệu quả 2004 và lại giảm còn 8,54 triệu quả năm 2005. Tuy nhiên, do tỉ lệ diện tích và sản lượng nhỏ, biến động của vườn dừa Thị xã nhìn chung không ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế trên cơ sở cây dừa của Tỉnh.
Để khai thác tiềm năng vườn dừa, tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống, những năm gần đây Thị xã đã xây dựng một số mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, khuyến cáo một số mô hình xen canh cây ăn trái trong vườn dừa. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế và khả năng mở rộng các mô hình xen canh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường, đặc biệt là giá cả tiêu thụ.