I.1.5.2Đất giồng cát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Trang 26 - 30)

và định hướng đến năm 2020 . Tập trung chủ yếu ở các xã Phú Hưng và một phần ở phường 6, 7, Phú Khương và xã Sơn Đông. Đây là nhóm đất được hình thành trong quá trình nước biển lùi dần ở những vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long.

Đất có phản ứng hơi chua, nghèo mùn và dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ, thông thoáng, tốc độ phân giải chất hữu cơ cao, thoát nước tốt, thích nghi cây lâu năm và rau màu.

I.1.6 Khoáng sản.

I.1.6.1 Sét gạch ngói.

Mỏ Phú Hào: nằm về phía Đông Bắc Thị xã Bến Tre (thuộc ấp Phú Hào, xã Phú Hưng). Mặt bằng mỏ có dạng gần đẳng thước với chiều dài và rộng khoảng 2 km, diện tích phân bố thân sét: 20.000m  2.000m = 4.000.000 m2, bề dày thân sét 1,2m, trữ lượng dự báo khoảng 4.800.000 m3 có thể cung cấp cho các xí nghiệp gạch ngói địa phương.

. Mỏ Phú Thành: nằm ở phía Đông Bắc Thị xã Bến Tre, bề mặt mỏ có hình gần như chữ nhật với kích thước ước tính dài 1.500 m, rộng 300 m và chiều dày tầng sản phẩm trung bình 0,1 m..Diện tích phân bố thân sét là 450.000 m2, bề dày trung bình thân sét là 1 m, trữ lượng dự báo khoảng 450.000 m3.

I.1.6.2 Cát san lấp.

Tại Phú Hữu: kích thước thân quặng có chiều dài khoảng 2.500 m, rộng trung bình 300 m. Trữ lượng dự báo khoảng 2.250.000 m3, thuộc mỏ nhỏ. Tuy nhiên, việc khai thác đến độ sâu 3 m có thể gây tổn thất cho môi trường đô thị. Nếu khai thác đến độ sâu bằng với mặt ruộng như hiện nay thì độ sâu khai thác là 0,7 m và trữ lượng khai thác sẽ là 525.000 m3.

Tại Phú Thành: thân khoáng sản kéo dài khoảng 6 – 7 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hình cong cánh cung quay lưng về phía Đông Bắc, độ cao tuyệt đối khoảng 1,6 m, cao hơn địa hình xung quanh khoảng 1,5 – 0,7 m. Thân quặng dài 3.200 m, rộng 250 ha và chiều sâu khai thác trung bình 3 m, trữ lượng dự báo

và định hướng đến năm 2020 . khoảng 2.400.000 m3. Tuy nhiên, việc khai thác đến độ sâu 3 m có thể gây tổn thất cho môi trường đô thị. Nếu khai thác đến độ sâu bằng với mặt ruộng lúa xung quanh như hiện nay thì độ sâu khai thác là 0,7 m và trữ lượng khai thác sẽ là 560.000 m3.

I.1.7 Tài nguyên sinh vật.

I.1.7.1 Thảm thực vật tự nhiên.

Thực vật trên địa bàn Thị xã Bến Tre có 25 loài thuộc 19 họ, trong đó ven các sông Hàm Luông, Bến Tre có các loài như: mắm trắng, quao nước, bần chua, đước đưng, dừa nước,... hoặc các loài cỏ như: lát nước, cỏ lông tượng, lứt, ...giá trị kinh tế thấp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường sinh thái.

Về thành phần thủy sinh vật, các thống kê tại khu vực cửa sông Bến Tre đã phát hiện 185 loài thực vật nổi, trong đó nhóm Bacillariophyta chiếm ưu thế, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy, trong đó nhóm Arthropoda chiếm ưu thế.

I.1.7.2 Tài nguyên về cây trồng.

Hệ thống cây trồng được cơ cấu dần hợp lý và phát triển mạnh mẽ. Ngoài lúa dảm bảo cung cấp một phần lương thực cho Thị xã, còn phát triển công nghiệp như cây dừa, mía (tập trung chủ yếu ở bờ Nam Thị xã), cây ăn trái (xoài, bưởi da xanh, sơri, sapo,...), là môi trường thuận lợi phát triển vườn du lịch.

I.1.7.3 Tài nguyên thuỷ sản.

Các đợt khảo sát vùng ven bờ và cửa sông Bến Tre đã xác định có 214 loài cá thuộc 51 họ, trong đó có các loại cá nước lợ (cá kèo, cá bống cát, cá đối,...), cá nước ngọt (cá mè vinh, cá mè dãnh, cá trê vàng, cá sặc, cá lóc,...).

I.2 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI.I.2.1 Dân số. I.2.1 Dân số.

Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số Thị xã Bến Tre là 115.107 người, trong đó nam giới chiếm 54.182 người và nữ giới chiếm 60.925 người, tỷ lệ gia tăng bình quân là 2,8%/năm ở giai đoạn 2001-2005. Dân số thành thị chiếm 66.575người

và định hướng đến năm 2020 . và nông thôn 48.532 người. Mật độ dân số trung bình của Thị xã Bến Tre hiện nay là 1.708 người/km2 , tăng so với những năm qua và trong tương lai có xu hướng tăng cao do chủ trương mở rộng địa bàn nội thị Thị xã lên đô thị loại 3, nên dân cư ở các xã nông thôn chuyển sang và từ nơi khác đến.

I.2.2 Lao động.

Lực lượng lao động kỹ thuật còn ít, thiếu cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ cao, mất cân đối về cơ cấu và bố trí sử dụng.

Nguồn nhân lực ở Thị xã còn hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ. Hiện có 0,97% lực lượng lao động mù chữ và 1,15% người chưa tốt nghiệp tiểu học (cả tỉnh là 2,26%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 22,66% (cả tỉnh là 12,97%). Trong đội ngũ lao động đã qua đào tạo có trình độ Cao đẳng và Đại học chiếm 1,93% cao nhất so với các huyện khác trong Tỉnh.

Có sự mất cân đối giữa đội ngũ có trình độ Đại học với Trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và lao động có nghề. Trong khi cơ cấu trình độ hợp lý của nền sản xuất bước vào công nghiệp hoá phải là: Đại học 1, Trung học 4 và Công nhân kỹ thuật là 20, cơ cấu lao động của Thị xã là 1, 1, 3 và 10 lao động không chuyên môn. Lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề quá ít trong lúc quy mô đào tạo Đại học, Cao đẳng nhất là loại hình tại chức tăng nhanh. Hiện nay, quy mô đào tạo ở các trung tâm Đại học tại chức hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên của Tỉnh lên đến 700 người/năm.

Số cán bộ có trình độ khoa học cao ít tập trung chủ yếu ở các ngành giáo dục – đào tạo, y tế. Cấp phòng và các xã, phường, cán bộ có trình độ chuyên môn cao rất ít

I.2.3 Cơ sở hạ tầng.

I.2.3.1 Giao thông.

và định hướng đến năm 2020 . Thị xã có 36 tuyến đường nội thị có tên với 21.850 km đã nhựa hóa 100%, tổng diện tích 132.925 m2, tất cả đều được bó láng vỉa hè bằng bê tông xi măng, hiện đang tập trung nâng cấp bằng cách lát gạch men cao cấp.

Các hẻm nội thị, tính đến năm 2004 đã được đầu tư, nâng cấp, mở rộng bằng bêtông – xi măng. Tổng chiều dài 81.110 m với diện tích 121.655 m2. Đến nay, đã hoàn thiện trên cơ bản.

Đường thủy.

Hệ thống đường thuỷ vốn dĩ là một thế mạnh của Thị xã, trong đó có 2 con sông lớn là Hàm Luông, sông Bến Tre và kênh Giao Hòa đảm bảo vận tải trên 500 tấn. Hệ thống giao thông thủy có ưu điểm là mở mang rộng khắp và tương đối hợp lý, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách đối nội lẫn đối ngoại..

Đường hàng không.

Bến Tre có một sân bay quân sự nằm ở phía Tây Bắc Thị xã. Sau này nếu được chuyển giao cho dân dụng, sân bay này có thể được cải tạo thành sân bay taxi phục vụ du lịch và phát triển kinh tế – xã hội. Sắp tới sân bay Cần Thơ được đưa vào khai thác dân dụng, hỗ trợ tích cực cho việc phát triển kinh tế – xã hội và du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre sẽ có thêm cơ hội nối tuyến và mở rộng khả năng thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w