Phát triển đô thị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Trang 84 - 87)

VI.4.1.1 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

V.4.1.6.1 Phát triển đô thị.

Mục tiêu cần đạt là những năm ngay sau năm 2010, Thị xã Bến Tre sẽ phát triển đô thị Thị xã tiêu chuẩn đô thị loại 3 quốc gia

Thị xã sẽ đạt trọng tâm mở rộng về phía Tây trục trung tâm đến bờ sông Hàm Luông, giới hạn ở phía Tây Bắc bởi đường vành đai QL60 dẫn ra cầu Hàm Luông nối liền với huyện Mỏ Cày, về phía Đông trục trung tâm đến ĐT886, về phía Nam sông Bến Tre trên địa bàn xã Mỹ Thạnh An.

Thị xã bao gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú khương, một phần các xã Sơn Đông, Phú Hưng, Bình Phú và Mỹ Thạnh An. Cần đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị trên địa bàn phường 7, 8, Phú Khương, tách một phần xã Mỹ Thạnh An làm phường, xây dựng khu tái định cư cho người thu thấp, phát triển thành đô thị sinh thái, có kết hợp với khu vườn cây ăn trái, chợ đầu mối trái cây, khu nông nghiệp kỹ thuật cao, tạo môi trường phát triển du lịch.

Cụm công nghiệp tập trung Tây Bắc dự kiến cặp bờ sông Hàm Luông sẽ được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh về hạ tầng, có khoảng cách ly an toàn với khu vực khu vực dân cư. Cụm công nghiệp phía Bắc và Phú Hưng sẽ được chỉnh trang.

Khu vực công viên, khu văn hóa, thể dục thể thao cần kết hợp để đảm bảo hài hòa các chức năng

Các khu ở bố trí xen kẽ, trong đó tập trung một số công trình dịch vụ cho khu ở như trường học, cửa hàng bách hóa, chợ, dịch vụ y tế... Tầng cao trung bình

và định hướng đến năm 2020 các khu ở trên các trục lộ chính từ 2 đến 3 tầng, thậm chí 4 tầng để tạo điểm nhấn. Tổ chức kết hợp nhiều loại hình nhà ở phù hợp với từng khu vực.

V.4.1.6.2Giao thông.

Vị trí của vận tải thủy của Thị xã sẽ giảm dần tính quan trọng do việc xây dựng cầu Rạch Miễu và cống đập âu thuyền ngăn mặn Bắc Bến Tre. Tuy nhiên, mang lưới giao thông thủy từ nay đến năm 2010 vẫn đóng vai trò chính yếu trong vận tải liên tỉnh, nội tỉnh và liên huyện, cần tiếp tục đầu tư nhằm phát huy tối đa thế mạnh đường sông của Thị xã. Mạng lưới giao thông bộ sẽ tập trung cải tạo nâng cấp và mở rộng các tuyến có sẵn, xây dựng một só tuyến mới và cầu Hàm Luông và hoàn chỉnh các cầu. Mật độ đường ô tô năm 2010 là 6,6 km/km2.

Các công trình trọng điểm về giao thông thủy là đầu tư bến phà Hàm Luông cho đến khi xây dựng xong cầu, tập trung đầu tư tuyến và bến vận tải thủy trên sông Hàm Luông, hình thành các bến vựa, bến bốc xếp hàng hóa.

Các công trình trọng điểm về giao thông bộ là nâng cấp mở rộng tuyến QL 60 từ ranh huyện Châu Thành đến công viên và mở mới QL60 từ ngã ba Tân Thành đến cầu Hàm Luông, nâng cấp 3 tuyến đường tỉnh 884, 885, 887, nâng cấp 11 tuyến đường Thị xã lên ngang đường tỉnh, nâng cấp 30 tuyến đường huyện và 20 tuyến nội thị do Thị xã quản lý, chỉnh trang mở rộng các đường hẻm nội thị và đường nông thôn tại các xã, đồng thời nâng cấp các công trình trên tuyến. Bến xe khách sẽ được xây dựng mới tại ấp 1, xã Sơn Đông.

V.4.1.6.3 Điện.

Phấn đấu để 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới với cơ cấu sử dụng điện công nghiệp lên 41,3% và đến năm 2010 có 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới với cơ cấu sử dụng điện công nghiệp đạt 47,7% điện thương phẩm. Xây dựng mới trạm biến áp 220 kV Bến Tre cấp điện trực tiếp cho các trạm 110 kV trên địa bàn tỉnh Bến Tre và tiến hành nâng công suất lần lượt 2 máy biến áp từ 25

và định hướng đến năm 2020 MVA lên 40 MVA. Đảm bảo đến hết năm 2010 có 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới. Tổng dung lượng năm 2010 là 86.533 kVA. Trong cơ cấu sử dụng điện năm 2010, công nghiệp chiếm 47,7%, nông nghiệp chiếm 0,2%, phi công nghiệp chiếm 11,2%, ánh sáng sinh hoạt 40,3%

V.4.1.6.4 Cấp nước.

Mở rộng công suất và hoàn chỉnh hệ thống phân phối hiện hữu, hoàn chỉnh hệ thống cấp nước ngầm nhằm hỗ trợ cho nhà máy nước Sơn Đông, đáp ứng 100% nhu cầu nước sạch cho toàn bộ nội thị, 80% nhu cầu nước sạch tại ngoại thị và toàn bộ nhu cầu nước sạch cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Thị xã. Thiết lập một trạm bơm nước ngọt thô ở khu vực Tiên Thủy về nhà máy nước Sơn Đông trong thời gian Sơn Đông bị xâm nhập mặn vào mùa kiệt.

Về cấp nước nông thôn, tiếp tục cung cấp bể chứa, lu vại các loại cho các hộ vùng sâu, hộ nghèo, xây dựng nhiều hệ cấp nước tập trung cỡ nhỏ cho các cụm, phấn đấu đạt tỷ lệ 90% dân số có nước sạch hợp vệ sinh vào năm 2010.

V.4.1.6.5Thoát nước.

Từ đây đến năm 2010, tập trung giải quyết vấn đề thoát nước thải cho Thị xã Bến Tre và hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải cho các trung tâm xã.

Hệ thống thoát nước của nội thị Thị xã sẽ gồm 2 khu vực: khu vực nội thị cũ sẽ nâng cấp hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải hiện có, khu vực đô thị mới sẽ có 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Nước thải sinh hoạt của khu đô thị mới sẽ tập trung về khu xử lý đặt tại phía Tây Thị xã (Bình Phú), qua các khu xử lý trước khi xả ra sông rạch. Hệ thống cống thoát nước nước dài khoảng 60 km, cống thoát nước mưa dài khoảng 75,3 km, máy bơm và khu xử lý nước thải 12.000 m3/ngày đêm.

và định hướng đến năm 2020 Nước thải công nghiệp trong nội thị sẽ do mỗi xí nghiệp tự làm sạch phần ô nhiễm công nghiệp trước khi xả vào hệ thống nước thải sinh hoạt của Thị xã để qua khu xử lý chung. Riêng tại các cụm công nghiệp tập trung đều sẽ có cơ sở xử lý nước thải chung cho toàn khu, nhưng mỗi xí nghiệp phải tự xử lý phần ô nhiễm công nghiệp của mình trước khi đưa nước thải vào cơ sở xử lý chung.

V.4.1.6.6 Rác thải.

Về thải rác, lượng rác thải sinh hoạt và đường phố được thu gom tại Thị Xã Bến Tre hiện nay khoảng 49 tấn/ngày tức 17.885 tấn/ngày. Dự kiến lượng này sẽ tăng đến 33.500 tấn năm 2010. Do đó, có chủ trương mở rộng bãi rác – hầm ủ nửa hở và cơ sở công nghiệp phân hữu cơ từ rác tại bãi rác thuộc xã Phú Hưng về phía Bắc Thị xã. Các loại rác công nghiệp và rác y tế cần được xử lý riêng. Cần thống nhất quản lý việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên toàn địa bàn Thị xã.

Đối với khu vực trung tâm Thị xã (phường 1, 2, 3, 4, 5 một phần phường 6, 7, 8, Phú Khương và các trung tâm xã Sơn Đông, Phú Hưng, Bình Phú, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh và Phú Nhuận (từ 1000 -2000 dân vào năm 2010)), sẽ thiết lập hệ thống thu gom điểm trung chuyển và vận chuyển rác đểu khắp khu vực nội ô, xây dựng nâng cấp bãi xử lý rác đúng quy cách để phân hủy thành phân hữu cơ sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Đối với các khu dân cư tập trung nhỏ, cần tổ chức thu gom và lập bãi chứa cách ly khu nhà ở, để định kỳ xử lý bằng hóa chất hoặc thiêu đốt, bảo đảm an toàn cho môi sinh và tạo điều kiện tốt để vận chuyển về bãi xử lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w