VI.3.2.2.2 Đầu tư xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Trang 132 - 137)

nước thải chung cho toàn khu, nhưng mỗi nhà máy phải tự xử lý phần ô nhiễm công nghiệp của mình trước khi đưa nước thải vào cơ sở xử lý chung.

 Aùp dụng các tiến bộ công nghệ trong công nghiệp, lồng ghép các hoạt động sản xuất sạch vào việc tiêu chuẩn hóa, đổi mới công nghệ các cơ sở sản xuất – công nghiệp.

 Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn xả thải đối với các nhà trong mỗi khu công nghiệp và đối với mỗi khu công nghiệp.

VI.3.2.2.2 Đầu tư xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn côngnghiệp nghiệp

 Đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực thu gom rác thải công nghiệp, các điểm trung chuyển tại các KCN.

 Xây dựng các cơ sở tái chế và xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại.

 Đầu tư xây dựng trung tâm trao đổi thông tin và tái chế chất thải công nghiệp cho Thị xã Bến Tre. Đảm bảo đến năm 2010 hoàn tất hệ thống thông tin về chất thải công nghiệp cũng như khả năng trao đổi và tái chế chúng.

VI.3.2.3. QHMT các tiểu vùng nông thôn và nông nghiệp

 Khắc phục các hạn chế về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là tình trạng ngập úng trong mùa lũ và xâm nhập mặn trong mùa khô. Tăng cường công tác tu bổ, củng cố hệ thống đê bao, hàng năm phải xây dựng kế hoạch phóng chống và diễn tập.

 Mở rộng hệ thống phân phối nước từ đô thị đến trung tâm các xã và xóm ấp trên các tuyến dẫn, xây dựng các cây nước công cộng bán cho các hộ phân tán hoặc chưa có điều kiện gắn thủy kế.

và định hướng đến năm 2020

 Xây dựng các hệ nối mạng tại các khu dân cư tập trung khoảng 50 – 100 hộ, tiếp tục cung cấp bể chứa, lu vại các loại cho các hộ vùng sâu, vùng xa, các hộ nghèo, các hộ phân tán.

 Kiểm soát chặt chẽ việc khoan và sử dụng các giếng khoan tầng sâu, nhanh chóng nối mạng cấp nước tập trung nhằm giảm thiểu việc tự phát khoan giếng ngầm; có chính sách hỗ trợ dân cư khu vực nông thôn trong việc xây dựng và quản lý các trạm cấp nước từ nguồn nước ngầm phù hợp với quy định.

 Vào năm 2020, đảm bảo các sông rạch đã giảm thiểu các chất ô nhiễm dưới mức tiêu chuẩn cho phép ở mỗi khu vực nông thôn là trên 90%.

 Thực hiện tốt chương trình IPM, tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh hoá chất bảo vệ thực vật.

 Xây dựng kế hoạch phá bỏ các hố xí không đạt tiêu chuẩn và xây dựng hố xí đạt tiêu chuẩn tại các hộ dân cư nông thôn. Đảm bảo đến năm 2010 có 90% các hộ dân cư nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.

 Tổ chức thu gom và lập bãi chứa rác cách ly khu nhà dân, đảm bảo an toàn cho môi sinh và tạo điều kiện tốt để vận chuyển về bãi xử lý.

 Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về bảo vệ, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.

Quy hoạch bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất nông nghiệp :

 Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của nông dân về tác hại của các loại chất thải nông nghiệp đối với môi trường và sức khỏe.

 Tổ chức các hội thi phổ biến mô hình canh tác nông nghiệp hiệu quả kết hợp với việc bảo vệ môi trường tốt.

 Có chính sách hỗ trợ người nông dân chuyển đổi từ mô hình canh tác truyền thống sang mô hình canh tác thân thiện với môi trường.

và định hướng đến năm 2020

 Có chính sách khuyến khích và chế tài người nông dân thu gom hoặc xử lý chất thải nông nghiệp do chính mình tạo ra.

 Triển khai chương trình xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp hầm túi ủ biogas cho tất cả các hộ chăn nuôi từ 50 con trở lên.

Quy hoạch bảo vệ môi trường tại các làng nghề.

 Xây dựng cẩm nang bảo vệ môi trường cho một số làng nghề (kẹo dừa, bánh tráng, bánh phồng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,...)

 Triển khai một số các dự án trình diễn nhằm xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề nông thôn.

VI.3.2.4. QHMT các khu du lịch sinh thái.

Quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Mỹ Thạnh An:

 Xây dựng hoàn chỉnh khu du lịch sinh thái Mỹ Thạnh An với các vườn cây ăn trái đặc sản phục vụ du khách trái cây tươi tại vườn, kết hợp với du khảo trên sông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đây là khu vực nằm ven sông Hàm Luông và sông Bến Tre thuận lợi cho việc phát triển các hình thức du lịch trên sông nước và định hướng xây dựng các khu công viên nước, trung tâm nua sắm, nhà hàng, khu hội nghị, văn hóa, qua đó khoanh vùng theo hình thức bảo vệ và khai thác hợp lý.

Trong thời gian tới, cần có quy hoạch để có phương hướng bảo vệ môi trường hợp lý phục vụ phát triển du lịch bền vững

 Ban hành quy định giám sát, nâng cao công tác quản lý khu du lịch, khu vui chơi giải trí.

 Giáo dục nâng cao ý thức cho người dân về bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng này.

và định hướng đến năm 2020

 Đặt trọng tâm vào việc tôn tạo, tu bổ và bảo tồn các điểm du lịch hiện có nhằm phục vụ nhu cầu giải trí nghỉ ngơi của nhân dân Thị xã và toàn Tỉnh,

VI.4.Đề xuất các dự án ưu tiên về bảo vệ môi trường Thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

VI.4.1 Các dự án bảo vệ môi trường đô thị.

+ Dự án 1: Nâng cấp hệ thống thoát nước chung hiện có tại khu khu vực nội thị cũ – xây dựng các hồ điều hòa, liên hoàn thu gom nước thải. Nguồn ngân sách nhà nước.Kinh phí dự kiến 50 tỷ đồng.Thời gian từ năm 2007 – 2010.

+ Dự án 2 : Xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa và nứơc thải riêng biệt cho khu đô thị mới đặt tại phía Tây Thị xã. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nươc. Thời gian 2007 – 2010.

+Dự án 3 : Xây dựng trạm quan trắc chất lượng nước cửa sông ven biển tại cửa sông Hàm Luông. Kinh phí ước tính 7 tỷ đồng huy động từ nguồn ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện 2007 – 2008.

+ Dự án 4: Quan trắc môi trường phục vụ mở rộng đô thị và khu công nghiệp. Kinh phí ước tính 200 triệu – nguồn ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện 2007 – 2008.

+ Dự án 5 :Tăng cường đầu tư các phương tiện phục vụ công tác thu gom và vận chuyển rác trong Thị xã. Kinh phí ước tính 2 tỷ từ nguồn ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện 2007 – 2008.

+ Dự án 6 : Mở rộng diện tích bãi chứa rác Phú Hưng, cải tạo theo hướng ứng dụng công nghệ ủ sinh học. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Kinh phí ước tính 20 tỷ. Thời gian từ 2007 – 2008.

+ Dự án 7 : Phát triển cây xanh đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh 6 m2/người. Kinh phí ước tính 1,5 tỷ từ nguồn vốn nhà nước. Thơi gian 2007 – 2015.

và định hướng đến năm 2020

VI.4.2 Dự án bảo vệ môi trường công nghiệp

+ Dự án 1 : Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp có khả năng lấp đầy cao nhất.

+ Dự án 2 : Xây dựng lò đốt chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại tập trung. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn ODA. Thời gian 2007 – 2009.

+Dự án 3 : Di dời các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường quan trọng xen kẽ trong các khu dân cư vào các khu công nghiệp thích hợp. Kinh phí hỗ trợ cho vay ưu đãi theo phương án đề xuất của doanh nghiệp. Thời gian 2007 – 2010.

+ Dự án 4: Xây dựng các dự án về sản xuất sạch hơn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kinh phí ước tính 500 triệu từ nguồn vốn nhà nước và tài trợ.Thời gian 2007 – 2010.

+ Dự án 5: Điều tra chất lượng nước ngầm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Kinh phí ước tính 200 triệu. Thời gian thực hiện 2007 – 2010.

VI.4.3 Các dự án bảo vệ môi trường nông nghiệp – nông thôn.

+Dự án 1 : Dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.Kinh phí ước tính 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, tài trợ. Thời gian 2007 – 2009.

+ Dự án 2 : Xây dựng hệ thống thoát nước cho các trung tâm xã và các khu dân cư nhỏ (Sơn Đông, Phú Hưng, Bình Phú, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận). Thời gian thực hiện 2007 – 2010. Nguồn ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện 2007 – 2010.

+ Dự án 3 : Nghiên cứu xây dựng các mô hình sinh thái nông nghiệp bền vững. Nguồn ngân sách nhà nước. Thời gian 2007 – 2015.

và định hướng đến năm 2020

+ Dự án 4 : Nghiên cứu các mô hình hoặc phương thức thu gom, xử lý chất thải nông nghiệp đơn giản, rẻ tiền phù hợp với điều kiện các xã ngoại ô Thị xã.Thời gian 2007 – 2009.

VI.4.4 Các dự án bảo vệ môi trường các khu du lịch sinh thái..

+ Dự án 1 : Xây dựng phương án bảo vệ môi trường tại các khu di tích văn hoá, du lịch , khu vui chơi giải trí phía Nam ven bờ sông Bến Tre. Thời gian 2007 – 2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dự án 2 : Xây dựng hệ thống cung cấp thoát nước, hệ thống thu gom rác thải tại khu du lịch sinh thái Mỹ Thạnh An. Kinh phí ước tính 1 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện 2007 - 2009

+ Dự án 3 : Xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải tại các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí. Thời gian thực hiện 2007 – 2015.

+ Dự án 4 : Tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT cho các cơ quan quản lý du lịch, các cộng đồng dân cư trong khu du lịch. Kinh phí ước tính 200 triệu. Thời gian 2007 – 2015.

VI.4.5 Đề xuất các giải pháp thực hiện QHMT Thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

VI.4.5.1 Giải pháp về quản lý.

Quản lý môi trường là một hoạt động mang tính cấp thiết và đòi hỏi tính lâu dài nên công việc quản lý hết sức phức tạp. Do đó, nâng cao năng lực quản lý môi trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho công tác quy hoạch môi trường đạt kết quả như mong muốn. Các nhiệm vụ được đặt ra là:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Trang 132 - 137)