III.8.1.2 Các hoạt động thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Trang 70 - 74)

Trong các năm qua, Thị xã Bến Tre thường xuyên phối hợp tốt với Sở Khoa học công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra về Bảo vệ môi trường, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi đông dân cư và những nơi mà người dân phản ánh.

và định hướng đến năm 2020

III.8.2 Điều tra nghiên cứu về tài nguyên và môi trường.

Nhìn chung, trong các năm qua, hoạt động điều tra, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thị xã chủ yếu là do các ngành Tỉnh phối hợp với các trường viện và UBND Thị xã thực hiện gồm các đề tài, đề án thuộc các lĩnh vực sau:

 Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn 1998 – 2000 và 2010.

 Các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.

 Đề tài lập mạng lưới quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 2000.

 Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản cát lòng sông phần thượng nguồn và hạ nguồn các sông Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên thuộc tỉnh Bến Tre.

 Dự án quy hoạch, thu gom và xử lý rác các Thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn từ nay đến 2010.

 Dự án quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre.

 Đề tài khảo sát điều tra sạt lở bờ sông tỉnh Bến Tre.

 Đề tài điều tra hiện trạng môi trường Thị xã Bến Tre, xây dựng chương trình hành động bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị Thị xã Bến Tre đến năm 2010.

III.8.3 Nhận xét về công tác quản lý môi trường trong thời gian qua

 Nhận thức về BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được nâng cao trong các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất và trong nhân dân.

 Thông qua công tác đăng ký, thẩm định môi trường, thanh tra xử lý bước đầu đã hạn chế việc ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất kinh doanh

và định hướng đến năm 2020 gây ra, các cơ sở gây ô nhiễm bước đầu đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải.

 Thông qua các dự án kêu gọi đầu tư các dự án về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, nuôi thủy sản, xây dựng chiến lược về cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, các công trình về xử lý chất thải đã được quan tâm đầu tư.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý BVMT còn một số tồn tại phải quan tâm và khắc phục :

 Hệ thống tổ chức chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ các cấp. Ở huyện, thị chưa có bộ phận quản lý môi trường nên sự phối hợp chưa chặt chẽ.

 Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước còn lớn kể cả ô nhiễm dầu và thuốc trừ sâu... Đây là vấn đề cần được tập trung có giải pháp tích cực tháo gỡ để góp phần BVMT, phát triển bền vững trong quá trình công nghệp hoá, hiện đại hoá.

 Chỉ mới 1/3 cơ sở sản xuất đưa vào diện quản lý môi trường, chưa có giải pháp kỹ thuật phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong TTCN (khói, lò than, chất thải cồn...).

 Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT trong cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, thiếu thường xuyên, chưa phát huy hết vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng , các phong trào quần chúng trong BVMT.

 Trình độ dân trí thấp, việc BVMT chưa trở thành thói quen, tập quán trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân.

 Công tác quản lý Nhà nước về BVMT còn nhiều hạn chế, đội ngũ làm công tác quản lý môi trường các cấp còn thiếu, chưa đáp ứng với yêu cầu,

và định hướng đến năm 2020 đầu tư kinh phí, phương tiện, trang thiết bị cho công tác BVMT còn hạn chế và chưa kịp thời .

III.9 Xác định những vấn đề môi trường bức xúc và khoanh định những khu vực suy thoái môi trường.

II.9.1 Các vấn đề môi trường bức xúc

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở thị xã Bến Tre so với các nơi khác ở mức độ nhẹ-trung bình. Tuy nhiên, qua phân tích hiện trạng môi trường, cho thấy các thành phần ô nhiễm bức xúc đáng quan tâm và phải có giải pháp đồng bộ để tập trung giải quyết :

 Ô nhiễm nguồn nước mặt

 Ô nhiễm nguồn nước ở các khu vực nuôi trồng thủy sản

 Ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất CN-TTCN

 Vấn đề rác thải thoát nước và vệ sinh công cộng ở đô thị Môi trường nhiều nơi vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái :

Ở khu vực đô thị : tình trạng ngập úng, ứ đọng nước vào mùa mưa ở nhiều khu dân cư chưa được khắc phục, thiếu công trình vệ sinh công cộng , nước thải từ các bệnh viện (mặc dù có dự án) nhưng chưa được đầu tư xử lý, đổ trực tiếp ra sông, rạch. Các bãi rác quá tải chưa được qui hoạch và chưa có công nghệ xử lý triệt để, chỉ để phân hủy tự nhiên gây ô nhiễm đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân, ý thức tự giác BVMT và giữ gìn môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của số đông dân cư, việc thi hành pháp Luật Bảo vệ môi trường trong sản xuất CN-TTCN có nơi, có lúc chưa nghiêm túc.

Ở vùng nông thôn : Số hộ được dùng nước sạch và xây dựng hố xí hợp vệ sinh còn thấp, phân trong chăn nuôi còn là vấn đề bức xúc bị

và định hướng đến năm 2020 thưa kiện nhiều, nguồn nước nhìn chung chưa cải thiện về chất lượng vẫn tiếp tục bị ô nhiễm , một số khu vực cống thủy lợi nước ngọt hơn nhưng dơ hơn.

Quản lý Nhà nước về môi trường chưa bao quát trên các lĩnh vực, hệ thống văn bản pháp qui chưa đồng bộ, hiệu lực thực thi pháp Luật về BVMT còn thấp.

III.9.2 Khoanh định những khu vực suy thoái môi trường

Nhìn chung, hiện trạng môi trường khu vực Thị xã Bến Tre đã bị ô nhiễm trong các năm qua ở mức độ từ nhẹ đến chớm nặng. Chất lượng môi trường thay đổi theo mùa khô và mùa mưa rõ rệt và bị tác động sâu sắc bởi các chất thải tại chỗ và từ thượng nguồn đổ về. Dựa vào mức độ ô nhiễm và các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng có thể phân hiện trạng môi trường thị xã Bến Tre thành các vùng sau :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w