8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Thực hiện nghiêm túc,hiệu quả quy trình tuyển chọn, sử dụng
ngũ giáo viên.
* Ý nghĩa
- Thực hiện nghiêm túc hiệu quả quy trình tuyển chọn đội ngũ giáo viên THPT giúp cho các nhà trường THPT có được một đội ngũ giáo viên chuẩn hoá, thực sự có năng lực, phẩm chất đạo đức. Việc sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên mang lại sự phát triển toàn diện bền vững cho các nhà trường.
- Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quyết định đến phát triển giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện mang lại lợi ích to lớn cho nhiều thế hệ học sinh ảnh hưởng tích cực đến toàn xã hội.
* Nội dung
- Lập kế hoạch tuyển chọn: căn cứ vào quy mô phát triển của ĐNGV dựa vào số liệu của các trường hàng năm để biết những bộ môn nào thiếu số lượng giáo viên, số giáo viên về hưu trong năm, dự kiến số lượng giáo viên sẽ thuyên chuyển khỏi Huyện và ngược lại. Từ đó có kế hoạch tuyển dụng cho phù hợp.
- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn: các tiêu chuẩn phải được cụ thể hoá một cách chi tiết công khai không chỉ cho những người đến dự tuyển mà cho cả nhà trường nắm được. Những thông tin thu được của tập thể sẽ góp phần cho việc tuyển chọn được công bằng, chính xác hơn.
- Cách tuyển chọn: Thử việc, thi tuyển, xét tuyển thông qua hồ sơ kết quả học tập tại các trường Đại học
- Các chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực bao gồm khâu tuyển dụng, phân công lao động, phân bổ nhân lực và chính sách cán bộ chính sách
tiền lương khen thưởng... phải đông bộ khuyến khích và tạo động lực kịp thời để người lao động cầu tiến, sáng tạo và luôn phát triển
* Tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyển chọn:
- Hàng năm vào đầu tháng 6 sau khi kết thúc năm học trước, Hiệu trưởng các trường THPT phải rà soát lại số lượng giáo viên của từng bộ môn, căn cứ vào định mức của Bộ GD-ĐT cũng như chỉ tiêu của Sở Nội vụ quy định đồng thời căn cứ vào đặc điểm của nhà trường căn cứ vào số người về hưu, thuyên chuyển để xem những bộ môn nào còn thiếu giáo viên từ đó có kế hoạch tham mưu với Sở GD-ĐT tuyển chọn phù hợp, việc này tuy đến tháng 6 mới thực hiện nhưng hiệu trưởng các trường THPT phải chú ý dự báo từ trước ít nhất 2 năm để chủ động nhân lực cho trường mình.
- Sau khi Hiệu trưởng các trường THPT đã tổng hợp cân đối số lượng giáo viên thừa, thiếu vào đầu tháng 7 hàng năm Lãnh đạo Sở GD-ĐT, Lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ làm việc riêng với từng Hiệu trưởng các trường THPT về nhân sự, từ kết qủa đó Sở GD-ĐT xây dựng kế hoạch tuyển giáo viên chung cho các trường THPT sau đó trình UBND Tỉnh ra quyết định thành lập hội đồng xét tuyển công chức, thông báo chỉ tiêu và tiêu chuẩn công khai toàn tỉnh.
Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Căn cứ vào luật giáo dục, chuẩn giáo viên THPT và điều lệ trường THPT dựa trên yêu cầu của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn tuyển chọn giáo viên THPT và nhu cầu tình hình thực tế tại địa phương, phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT tham khảo thêm hiệu trưởng các trường THPT cho khách quan thực tế để đưa ra một tiêu chuẩn tuyển dụng cụ thể chi tiết công khai toàn tỉnh không chỉ cho những người đến dự tuyển mà cho cả xã hội được biết. Những thông tin thu được của đông đảo quần chúng nhân dân sẽ góp phần cho việc tuyển chọn được công bằng, chính xác hơn.
- Ngoài những căn cứ theo luật giáo dục, Điều lệ trương THPT còn phải tuân theo các tiêu chuẩn: Phẩm chất đạo đức, kiến thức trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
- Về phẩm chất đạo đức: Dựa trên các bằng chứng như: Hồ sơ nhận xét đánh giá của trường Đại học mà sinh viên theo học, nhận xét về phẩm chất đạo đức trong qúa trình thực tập... có nhận xét của Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn các trường mà sinh viên đi thực tập trước khi sinh viên tốt nghiệp Đại học.
- Về kiến thức trình độ chuyên môn: dựa trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm các thành tích đạt được (Giấy khen, bằng khen, chứng nhận...) kết quả thực tập.
- Về kỹ năng sư phạm: Dựa trên bằng chứng như: Hồ sơ đánh giá của trường Đại học mà sinh viên theo học, kết quả thực tập thông qua việc trực tiếp dự giờ lên lớp ...có nhận xét của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn các trường THPT mà sinh viên đi thực tập.
Cách tuyển chọn:
- Thử việc, thi tuyển, xét tuyển thông qua hồ sơ học tập tại các trường Đại học.
- Tỉnh Thái Bình tuyển giáo viên bằng hình thức xét tuyển. Vì vậy sau khi thông báo tuyển công chức, phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT cần thu nhận hồ sơ dự tuyển, phân loại hồ sơ theo từng môn lấy điểm bình quân trong bảng điểm làm chuẩn có cộng thêm điểm ưu tiên khuyến khích đối với người được hưởng các chính sách xã hội (Như con thương binh, con Liệt sỹ, quân nhân xuất ngũ...) có căn cứ tham khảo và ưu tiên về phẩm chất đạo đức, kiến thức trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
- Thành lập ban thư ký hội đồng tuyển công chức do trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT làm trưởng ban, ban thư ký có nhiệm vụ cộng tất cả các tham số ưu tiên khuyến khích với điểm bình quân kết quả học tập của cả
quá trình học Đại học (Theo bảng điểm ) thành một điểm chuẩn gọi là điểm xét tuyển của người dự tuyển.
- Sau đó lãnh đạo hội đồng tuyển công chức cho thông báo công khai toàn tỉnh danh sách thí sinh dự tuyển theo độ dốc điểm của từng bộ môn để nhân dân và các thí sinh biết rõ tìm hiểu và có thể kiến nghị với hội đồng tuyển công chức nếu thấy có sai sót.
- Khoảng ngày 10 tháng 8 sau khi đã giải quyết chỉnh sửa những thắc mắc, khiếu nại của thí sinh và nhân dân (nếu có) Hội đồng tuyển công chức căn cứ theo chỉ tiêu từng môn học (đã được công bố công khai) lấy đỗ theo độ dốc điểm đến hết chỉ tiêu. Sau đó Phòng tổ chức cán bộ tham mưu với giám đốc Sở GD-ĐT điều động kịp thời giáo viên về các trường THPT trước ngày 5 tháng 9 hàng năm.
- Qua thực tế chúng tôi thấy không thể thiếu được bước thử việc với người đã trúng tuyển bởi vì khi thử việc họ được đánh giá trong thời gian dài bằng nhiều nguồn thông tin như đồng nghiệp, học sinh phụ huynh học sinh, qua giáo án, qua sinh hoạt và giao tiếp ...như vậy sẽ chính xác hơn trong việc tuyển dụng. Chính vì thế các giáo viên trúng tuyển cần phải tập sự 12 tháng (Đối với giáo viên THPT) nếu đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất đạo đức kiến thức trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm thì Hiệu trưởng các trường THPT thành lập hội đồng xét hết tập sự và đề nghị Sở GD-ĐT ra quyết định công nhận chính thức.
- Sau khi đã tuyển được nhân sự sẽ từng bước tiến hành lựa chọn sơ bộ nghiên cứu hồ sơ rồi từ đó phân bổ nhân sự về các tổ nhóm chuyên môn để phân công nhiệm vụ, công việc và phân công chuyên môn.
- Trong quá trình sử dụng đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng các trường THPT phải có kế hoạch cụ thể để quản lý và phát triển ĐNGV đồng thời tạo động lực cho họ phát huy hết những năng lực của bản thân.
- Hiệu trưởng cần định hướng công việc cho những cán bộ giáo viên, công nhân viên đã trúng tuyển ở các vị trí sao cho phù hợp, sau khi thẩm định kết quả hoạt động của các thành viên sẽ tiến hành đánh giá những điểm mạnh và những tồn tại để động viên kịp thời đúng lúc và có biện pháp kích thích ý thức tự giác bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên. Việc đánh giá phải có cơ sở để từ đó đưa ra những quyết định kịp thời và hợp lý. Tìm những giáo viên có năng lực để bồi dưỡng đưa vào những vị trí quan trọng, thuyên chuyển công tác hoặc đề nghị cấp trên sa thải đối với những giáo viên vi phạm kỷ luật, không đáp ứng được yêu cầu công việc mà đã cho họ thời gian, đã bồi dưỡng nhưng họ không tiến bộ, không đáp ứng được công việc của mình.
- Ban giám hiệu cần phải phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng đảm bảo đúng người đúng việc đúng trách nhiệm. Trên cơ sở dân chủ có sự bàn bạc trong tổ nhóm chuyên môn. Từ đó sẽ có được sự phân công hợp lý xây dựng được không khí đoàn kết tạo sự hài hoà phối hợp bổ xung cho nhau giữa các thành viên trong tổ nhóm bản thân những giáo viên mới vào nghề có thể học tập được những kinh nghiệm, kỹ năng của những giáo viên lâu năm có kinh nghiệm. Sở GD-ĐT cần có sự phân bổ điều chỉnh số lượng cũng như cơ cấu đồng bộ đội ngũ giáo viên THPT cho các trường ngay từ đầu năm học.
- Sở GD-ĐT cần có sự luân chuyển giáo viên đảm bảo đồng bộ đúng theo cơ cấu các môn học giữa các trường tránh trường hợp cùng một bộ môn ở trường này thì thừa giáo viên trong khi đó trường khác lại thiếu ...
- Ban giám hiệu các trường THPT cần bố trí đúng người đúng việc hợp khả năng sẽ làm cho mọi hoạt động của nhà trường đạt được hiệu quả cao hơn đồng thời cũng làm cho mỗi thành viên cảm thấy tự tin hơn vào chính bản thân mình và tin tưởng vào tập thể.
- Để sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có thì người hiệu trưởng các trường THPT cần phải làm những việc sau đây:
- Phát huy hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng giáo viên; - Phân công chuyên môn phải đúng với chuyên môn được đào tạo đảm bảo thời gian định mức lao động mà nhà nước quy định. Thực hiện đúng chế độ chính sách đối với trường hợp người lao động vượt định mức;
- Mọi giáo viên đều được bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực của mình;
- Duy trì và giữ vững sự đoàn kết nhất trí của đội ngũ giáo viên tránh tình trạng mất đoàn kết không thoải mái về tư tưởng do nhận thức không đúng về bản chất sự việc;
- Hiệu trưởng phải nhận thức tốt về sự đổi mới, nhạy bén áp dụng những cái mới để làm chuyển biến thay đổi phát triển giáo dục toàn diện của trường mình, đề ra biện pháp khích lệ có thể ra biện pháp kỷ luật đối với giáo viên chưa có ý thức cầu thị vươn lên thờ ơ đứng ngoài cuộc với công cuộc đổi mới giáo dục;
- Ban giám hiệu đặc biệt là Hiệu trưởng trường THPT trong công tác sử dụng giáo viên phải thấy được những tình huống xung đột, nguy cơ xung đột nắm bắt kịp thời những thông tin phản hồi để từ đó phân tích đánh giá đúng đắn trong việc giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong nhà trường.
- Bên cạnh những điều lệ, thiết chế quản lý phát triển ĐNGV THPT, các Hiệu trưởng cần phải luôn hiểu rẳng: Đối tượng chủ yếu của công tác quản lý - lãnh đạo là xử lý các mối quan hệ giữa người với người. Muốn quản lý - lãnh đạo tốt làm cho cơ quan tổ chức mình hướng tới tăng trưởng và phát triển bền vững thì người quản lý không những phải biết dùng đức trị kết hợp với pháp trị, phối hợp giữa uy quyền và sự bao dung khơi dậy lương tâm, lương tri, tài năng của những người dưới quyền mà bản thân còn phải là người đức độ trong sáng có tài tổ chức thực tiễn. Người quản lý muốn có tài,
có tâm, có tầm phải “lục tri” tức là phải biết được sáu phạm trù: Biết mình, biết người, biết thế , biết thời, biết đủ và biết dừng. Quản lý xét cho cùng là viêc đối nhân xử thế giữa người với người và đó chính là tâm lý học quản lý.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viênTHPT
* Ý nghĩa:
Chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét trong thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng khuyến khích những nhân tố tích cực phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới một trình độ cao hơn.
- Kiểm tra nhằm phát huy những mặt mạnh của đội ngũ giáo viên đồng thời phát hiện ra những sai trái, kịp thời uốn nắn điều chỉnh để đạt được những mục tiêu mà nhà trường đề ra
- Kiểm tra còn giúp động viên khen thưởng chính xác những giáo viên có thành tích trong giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học
- Kiểm tra là “Mối liên hệ ngược” trong chu trình quản lý do đó điều quan trọng hơn là hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi giáo viên, tạo khả năng cho mỗi giáo viên có thể tự đánh giá xem xét và tự điều chỉnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Nội dung kiểm tra
Nội dung kiểm tra thể thể hiện ở 4 bước cơ bản của kiểm tra là:
Xác định chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực thi các nhiệm vụ (thành tích đạt được), so sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực, đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của từng giáo viên trong tổ
- Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên như: Chuẩn bị bài của giáo viên; giảng bài trên lớp của giáo viên.
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách đã quy định như: Giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ, sổ tự bồi dưỡng ...
- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn
- Dự giờ để kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo những tiêu chuẩn quy định.
Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá:
- Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh gía để điều chỉnh những sai lệch của giáo viên giúp cho giáo viên đi theo đúng với mục tiêu đã đề ra.
- Qua kiểm tra, đánh giá rà soát được đội ngũ giáo viên có thể nắm được năng lực chuyên môn của từng người từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hoặc có thể phân công chuyên môn cho phù hợp với từng giáo viên
- Điều chỉnh kịp thời các nguồn lực, các biện pháp và các hoạt động nhằm giải quyết những khó khăn trở ngại trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên
- Đưa hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thành nền nếp và coi như một quy định không thể thiếu được đối với giáo viên
- Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn của đội ngũ giáo viên đó chính là một nhiệm vụ quan trọng để tiếp tục thực hiện cuộc vận động của ngành giáo dục là “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp cho mỗi thầy giáo, cô giáo thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường đồng thời cũng là nội dung
hết sức quan trọng để giúp giáo viên hoàn thiện và phát huy năng lực chuyên môn
* Tổ chức hoạt động kiểm tra
- Cần định lượng hoá các nội dung kiểm tra xác định phương pháp kiểm tra cho phù hợp với thực tiễn và phải xây dựng được tiêu chí đánh giá, các hình thức đánh giá có sự thống nhất công khai trong quá trình kiểm tra.
- Cần có kế hoạch kiểm tra chu đáo, cụ thể và huy động các tổ chức