Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 58 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

2.3.1. Về quy hoạch, kế hoạch hoá đội ngũ giáo viên THPT

Tiếp thu đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Thái Bình cũng đã chủ động đề ra những kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của mình trong đó hết sức chú trọng tới công tác phát triển Giáo dục và Đào tạo.

Sau khi có nghị quyết Trung ương (khoá VIII) “Về định hướng phát triển giáo duc-đào tạo”, ngành giáo dục tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Tiền Hải nói riêng có bước phát triển vững hơn. Song so với yêu cầu đổi mới toàn diện thì Giáo dục- Đào tạo Thái Bình vẫn còn những hạn chế về trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên, về cơ cấu bố trí ... những hạn chế bất cập đó cũng không nằm ngoài những đánh giá mà trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tổ chức cán bộ đã chỉ rõ “Công tác tổ chức và cán bộ còn nhiều yếu kém. Đội ngũ cán bộ xét cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của cả trước mắt và lâu dài chưa ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Đồng thời kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IX về phương hướng phát triển Giáo dục- Đào tạo và khoa học công nghệ 2010 là triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”.

Công tác phát triển phát triển đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải được thực hiện theo hướng sau:

* Phương hướng chung

Phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói chung, trên địa bàn huyện Tiền Hải nói riêng đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu có phẩm chất chính

trị tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có khả năng thích ứng cao trước những nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như trước yêu cầu của công cuộc đổi mới của đất nước và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay.

* Phương hướng cụ thể

Đảm bảo đủ số lượng giáo viên THPT ở các bộ môn. Đây là một vấn đề đặt ra rất cấp thiết bởi vì một số lý do sau:

Hiện nay số lượng giáo viên THPT trong Huyện thiếu nhiều cần phải bổ xung kịp thời bên cạnh đó công tác quy hoạch dự báo số lượng học sinh trong những năm tới tăng nên chúng ta phải chủ động trong việc tuyển dụng giáo viên

Tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên THPT, lực lượng nòng cốt trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên không chỉ tăng về mặt số lượng mà điều quan trọng hơn là phải nâng cao được năng lực của mỗi giáo viên. Giáo viên giỏi thì trường với mạnh, ngành Giáo dục-Đào tạo mới có thể phát triển bền vững được.

Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên thì các yếu tố sau đây cần được hết sức coi trọng, đó là:

- Tư tưởng đạo đức chính trị, phẩm chất của đội ngũ giáo viên; - Trình độ kiến thức của đội ngũ giáo viên;

- Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên. * Quy hoạch

Thực tế cho thấy công tác lập kế hoạch, quy hoạch và phát triển ĐNGV trường THPT phần lớn là dựa vào kế hoạch phát triển của nhà trường để xây dựng (Trên cơ sở tăng quy mô học sinh, cơ cấu giáo viên và chất lượng đào tạo ...)

Các trường xây dựng dự kiến phát triển nhân lực của trường mình từ 2 đến 3 năm, ít khi là 5 năm. Có thể nói Hiệu trưởng các trường THPT của

huyện Tiền Hải đã làm công tác dự báo, định hướng phát triển giáo dục của nhà trường cho những năm tiếp theo nhưng chưa có kế hoạch phát triển chiến lược lâu dài từ 5 năm đến 10 năm.

2.3.2. Về tuyển mộ đội ngũ giáo viênTHPT

Trong những năm vừa qua công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên cho các trường THPT được thực hiện theo các hướng sau:

Hàng năm, dựa trên kế hoạch của các trường, Sở Giáo dục-Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả các trường chi tiết đến từng bộ môn, sau đó cùng với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND Tỉnh phê duyệt, thàmh lập hội đồng tuyển công chức theo hình thức xét tuyển dựa trên bảng điểm, bằng tốt nghiệp và những ưu tiên khuyến khích của từng thí sinh, những sinh viên trúng tuyển được phân công về các trường từ giữa tháng 12 để kịp cho học kỳ 2 của năm học.

Ngoài việc xét tuyển giáo viên mới, Sở giáo dục-đào tạo và Sở Nội vụ còn tiếp nhận những giáo viên thuyên chuyển từ tỉnh khác về nhưng số giáo viên đó không nhiều (Chỉ chiếm khoảng 2% so với tổng chỉ tiêu tuyển mới)

Tuy nhiên trong công tác tuyển dụng, lựa chọn và sử dụng cũng như thuyên chuyển giáo viên hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập:

Một là: Trường THPT nơi sử dụng trực tiếp ĐNGV nhưng lại có quyền rất hạn chế trong công tác tuyển chọn đội ngũ cũng như việc thuyên chuyển giáo viên. Từ đó dẫn đến những bất cập trong đội ngũ giáo viên vẫn có những nơi thừa nơi thiếu giáo viên, có trường mặc dù thiếu giáo viên nhưng vẫn chuyển giáo viên đi do có nhiều yếu tố khách quan tác động;

Hai là: Việc phân công giáo viên mới về các trường có nhiều trường hợp chưa được hợp lý, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên yên tâm công tác cụ thể như: Giáo viên quê ở huyện này được phân công về trường ở huyện khác cách xa nhà công tác chính vì thế mà họ chưa yên tâm công tác nên hàng năm thường xuyên có sự thuyên chuyển giáo viên đi huyện khác;

Ba là: Vẫn còn sử dụng giáo viên không đúng chuyên ngành đạo tạo (Đối với một số môn). ĐNGV trên địa bàn huyện Tiền Hải phần lớn là được tuyển dụng và hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước nên cũng có mặt hạn chế là họ thường yên phận chưa cố gắng hết mình để phấn đấu, chưa cố gắng trong việc tự nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng sư phạm để có khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin trong giảng dạy.

2.3.3. Về sử dụng cơ cấu ĐNGV THPT

Bảng 2.9. Số lượng giáo viên THPT các trường công lập trên địa bàn huyện Tiền Hải hiện nay.

TT Môn học Số GV hiện có Cân đối

1 Toán 37 - 3 2 Vật lý 20 - 7 3 Hoá học 22 + 2 4 Sinh học 11 - 3 5 Văn 30 - 7 6 Sử 14 - 2 7 Địa 11 - 2 8 GDCD 7 - 3 9 Ngoại ngữ 29 - 3 10 Tin học 8 - 6 11 Công nghệ 11 0 12 Thể dục 16 - 2 13 QP-AN 0 - 6 Cộng 216 GV /115 lớp -42

Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên: Như đã nói ở trên, giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải được Sở Giáo dục - Đào tạo phân công, các trường THPT nhận giáo viên mới về một cách bị động và những năm gần đây tỉnh Thái Bình tổ chức xét tuyển công chức vào tháng 11 và phân công giáo viên về các trường vào giữa tháng 12 nên các trường không chủ động được từ đầu năm học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thực tế ở một số trường cho thấy: có giáo viên không đảm bảo về sức khoẻ phải cho làm công tác thiết bị thí nghiệm, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ trong trường vẫn còn xẩy ra có bộ môn thiếu giáo viên phải phân công dạy chéo môn như giáo viên chuyên môn sinh học sang dạy KTNN, giáo viên môn vật lý sang dạy môn CN, giáo viên toán dạy kiêm môn tin học, giáo viên GDTC dạy môn QP-AN, giáo viên dạy tiếng Nga đi học bồi dưỡng văn bằng 2 về dạy Tiếng anh. Điều này gây không ít khó khăn cho các nhà trường

Do các Hiệu trưởng không có quyền chủ động tuyển chọn hay sa thải, tăng ,giảm lương của giáo viên nên họ phải có những giải pháp tình thế như vậy. Đây cũng chính là những vấn đề nổi cộm đối với các trường THPT nói chung

Việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng ...)các nhà trường đã có nhiều tiến bộ và đổi mới trong việc phân công chuyên môn và bổ nhiệm phù hợp mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV chẳng hạn bố trí so le luân phiên giáo viên ở các khối lớp, tổ bộ môn, nhiều trường đã bố trí và sắp xếp phân công giáo viên đứng lớp giáo viên giỏi không chỉ dạy ở các lớp chất lượng cao mà còn dạy ở những lớp thường. Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành công trước nhiều tình huống hoàn cảnh và nhiều đối tượng học sinh khác nhau.

Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, số tiết trên lớp của giáo viên THPT còn nhiều 17 tiêt/ tuần chưa kể soạn giáo án, chấm bài ...Với thời lượng lên lớp 17 tiết/ tuần ngoài ra do thiếu nhiều giáo viên nên nhiều giáo viên phải dạy vượt giờ tiêu chuẩn quy định do đó việc soạn bài, nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng dẫn tới chất lượng giảng dạy bị giảm sút và ảnh hưởng xấu tới chất lượng giáo dục .

Trong 5 năm qua đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải có tăng đều song số lượng tăng hàng năm không nhiều bên cạnh đó số lượng

giáo viên nghỉ hưu và những giáo viên thuyên chuyển về huyện khác khá nhiều nên tình trạng thiếu giáo viên hàng năm vẫn chưa được cải thiện nhiều. Tỷ lệ về giới tính chênh lệch rất lớn, tỷ lệ giáo viên nữ nhiều hơn giáo viên nam, số giáo viên trẻ ngày càng tăng

Qua đó cho thấy tính kế thừa những giáo viên giỏi giàu kinh nghiệm trong những năm tới sẽ bị thiếu hụt và gặp nhiều khó khăn.

2.3.4. Về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá ĐNGV

Hàng năm xét theo đơn và nguyện vọng của giáo viên, Sở GD-ĐT chọn một số giáo viên theo kế hoạch từng môn học để cử đi thi và đào tạo sau Đại học, những giáo viên thi đỗ được Giám đốc Sở ký quyết định cử đi học và được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành.

Cùng với việc đào tạo trên chuẩn, Sở GD-ĐT còn mở các lớp đào tạo chuẩn hoá cho các giáo viên THPT có bằng Cao đẳng (Chủ yếu là môn GDTC)

Bảng 2.10: Trình độ được đào tạo của ĐNGV các trường THPT huyện Tiền Hải

STT Năm học Trình độ đào tạo

Tổng số Sau Đại học Đại học Cao đẳng 1 2006-2007 194 03 180 11 Tỷ lệ 0,16 92,8 5,7 2 2007-2008 200 04 188 08 Tỷ lệ 2 94 04 3 2008-2009 202 05 191 06 Tỷ lệ 2,4 94,5 2,9 4 2009-2010 210 05 200 05 Tỷ lệ 2,3 95,2 2,3 5 2010-2011 216 05 207 04 Tỷ lệ 2,3 95,8 1,85

Nhận xét:

Qua bảng trên cho thấy trong 5 năm qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên THPT đã được quan tâm song số lượng giáo viên trên chuẩn chưa phát triển, tỷ lệ đạt chuẩn tăng lên tính đến năm học 2010- 2011 số lượng giáo viên THPT chưa đạt chuẩn là 4 giáo viên, những giáo viên này tuổi đã gần 60 nên việc bồi dưỡng chuẩn hoá rất khó khăn.

Việc bồi dưỡng giáo viên là việc làm thường xuyên giúp cho giáo viên cập nhật được kiến thức mới để đáp ứng được yêu cầu mới về nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục. Đây là nội dung quan trọng mà thời gian vừa qua các cấp quản lý giáo dục cũng như các trường THPT đã nhận thức được và rất quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của người giáo viên.

Về nội dung đào tạo-bồi dưỡng: Nội dung đào tạo-bồi dưỡng giáo viên trường THPT chủ yếu là do cơ quan quản lý cấp trên quyết định, hàng năm Sở GD-ĐT tổ chức bồi dưỡng chuyên môn vào dịp hè cho tất cả các bộ môn học. Hình thức tổ chức đào tạo-bồi dưỡng giáo viên: Chủ yếu là học tập trên hội trường, được sở GD-ĐT tổ chức học chung trong toàn Tỉnh, có dành thời gian nghiên cứu và cuối đợt tập huấn có viết thu hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Việc tổ chức học tập bồi dưỡng, tham quan, giao lưu học hỏi về chuyên môn ... ở những Tỉnh bạn và việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên THPT ở nước ngoài là chưa có điều kiện mà Sở mới chỉ tổ chức được một số lớp dành cho Hiệu trưởng đi tập huấn tại nước ngoài. Vì vậy cũng hạn chế sự hiểu biết thêm về thực tế của ĐNGV trong việc nâng cao kiến thức về mọi mặt

- Về phương án sử dụng giáo viên sau khi đào tạo-bồi dưỡng trở về. Hầu hết giáo viên của các trường sau khi đào tạo-bồi dưỡng trở về chủ yếu để nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy chỉ có một số ít giáo viên

được bố trí công việc mới và được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn. Vì vậy chúng ta nên có chính sách đối với giáo viên có thành tích học tập và giảng dạy hơn nữa, nhằm kích thích và phát huy tinh thần tự học tự nghiên cứu và để cho họ có động lực học tập công tác và yêu nghề hơn.

2.3.5. Về chính sách, chế độ đãi ngộ, động viên khích lệ, khen thưởng, kỷ luật Thực trạng về việc thực hiện chính sách lương và các chế độ đãi ngộ. Thực trạng về việc thực hiện chính sách lương và các chế độ đãi ngộ. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường là viên chức, công chức nhà nước và chủ yếu trong biên chế nên được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và theo quy định chung 3 năm được nâng lương một lần. Đồng thời họ cũng được hưởng mọi chế độ như: Thăng chức nếu đủ các tiêu chuẩn quy định và năng lực chuyên môn giỏi ...), nâng lương trước thời hạn, chế độ nghỉ ốm đau, chế độ nghỉ hưu khi đủ điều kiện theo quy định.

Bên cạnh đó các chế độ, việc biểu dương khen thưởng ĐNGV các trường THPT của huyện Tiền Hải được sở GD-ĐT thực hiện đầy đủ như đề nghị nhà nước tặng thưởng: Huân chương, huy chương vì sự nghiệp giáo dục danh hiệu nhà giáo ưu tú, chiến sĩ thi đua các cấp giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Bậc lương của giáo viên THPT trước năm 2004 có 10 bậc sau năm 2004 được xếp lại có 9 bậc vì thế giáo viên chưa đến tuổi về hưu thì đã hết bậc của giáo viên trung học nhưng khó chuyển lên ngạch bậc lương giáo viên trung học cao cấp 15112 mặc dù họ có năng lực và tuổi đời chưa cao song do chính sách của Tỉnh chưa có hoặc chưa hoàn thiện nên chưa khích lệ được giáo viên trong công tác

Có thể nói lương của giáo viên ở Việt Nam hiện nay còn thấp và bất cập, không kích thích được động lực làm việc của ĐNGV vì phải làm việc cả ngày thứ 7 nên việc bố trí sinh hoạt hội họp của tổ bộ môn, của hội đồng sư phạm nhà trường còn gặp khó khăn. Đây cũng là vấn đề cần lưu ý khi phân phối chương trình và định mức lao động đối với giáo viên và học sinh THPT hiện nay.

Các chính sách về tạo động lực cải thiện đời sống giáo viên đã thể hiện được sự quan tâm đối với ĐNGV nhưng chưa đầy đủ có những điểm chưa hợp lý, việc thực hiện đã có cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao.

Cơ chế nâng lương theo niên hạn (3 năm /bậc) và những giáo viên phấn đấu học tập tiếp để có bằng thạc sỹ, tiến sỹ cũng không được chuyển xếp ngạch, bậc lương cao hơn nên chưa khuyến khích được giáo viên cố gắng làm việc và học tập nâng cao trình độ.

Việc vận dụng thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với giáo viên còn nhiều điểm chưa được hợp lý gây bức xúc trong ĐNGV chẳng hạn như trả lương cho giáo viên hợp đồng được tính theo tiết và trả lương thừa giờ cho

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 58 - 113)