Thực trạng các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 47 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải

2.2.1.1. Quy mô trường lớp

Hiện nay trên địa bàn huyện Tiền Hải có 3 trường THPT công lâp, qua phân tích số liệu về quy mô trường, lớp (ở phần phụ lục 1) ta có thể thấy như sau:

- Trong 3 trường thì có trường THPT Đông Tiền Hải có tỷ lệ học sinh/ lớp đạt chuẩn vì đặc điểm riêng năm học 2010-2011 số lượng học sinh tham gia dự thi vào lớp 10 ít và một số học sinh chuyển về trường trung tâm Huyện, còn lại các trường có tỷ lệ học sinh không đồng đều và các lớp có số lượng từ 49 đến 52 học sinh. Điều này cho thấy quy mô trường lớp của các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn.

Qua phân tích số liệu về thực trạng cơ sở vật chất các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Tiền Hải (Ở phần phụ lục 2) ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cũng như sự đóng góp của các bậc phụ huynh các tầng lớp nhân dân nên các trường đã được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang hơn.

- Tuy nhiên thực trạng hiện nay diện tích khuôn viên các trường THPT rất hạn hẹp, tất cả các trường đều có diện tích không đạt chuẩn so với diện tích được quy định của Bộ GD&ĐT.

Các trường học đều có phòng thư viện, phòng thí nghiệm nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Các thiết bị thí nghiệm, sách báo, tài liệu tham khảo vẫn chưa được tận dụng triệt để trong giảng dạy và học tập. Có trường chỉ dùng phòng thí nghiệm như nhà kho đựng thiết bị các bộ môn do không đủ phòng để tổ chức dạy thực hành. Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục và chất lượng đội ngũ giáo viên trong việc tự học tự bồi dưỡng phát triển trình độ chuyên môn của mình thông qua việc tìm tòi nghiên cứu dạy thực tiễn.

2.2.1.2. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông

Qua phân tích về xếp loại hạnh kiểm học lực học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011(Ở phần phụ lục 3) ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh đã được các trường học triển khai tích cực và duy trì có hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được chú trọng, các hoạt động giáo dục được thực hiện đầy đủ nghiêm túc. Nhìn chung học sinh các trường THPT trên địa bàn Huyện có nhận thức, thái độ, hành vi, đạo đức tốt đạt yêu cầu khá về lĩnh hội kiến thức và kỹ năng môn học.

Tuy nhiên ta cũng có thể nhận thấy rõ, năm học 2006-2007 (Năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Hai không”) tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt và tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi thấp đồng thời tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức trung bình, yếu và tỷ lệ học sinh xếp loại học lực trung bình, yếu kém nhiều. Những năm học tiếp theo việc thực hiện cuộc vân động “Hai không”có phần chưa thật nghiêm túc nên việc đánh giá kết quả học sinh chưa thật khách quan. Điều này cho thấy cho thấy chất lượng đạo đức học sinh và học lực của học sinh trên địa bàn huyện Tiền Hải chưa thực sự phát triển chắc chắn và bền vững do đó việc day-học trong các trường THPT cần có nhiều vấn đề khắc phục và hoàn thiện, ĐNGV cần phải được tăng cường bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay -Dựa trên kết quả phân tích số liệu về tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và đỗ Đại học năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011(ở phần phụ lục 4 )ta có thể rút ra nhận xét sau:

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD& ĐT các trường học đã tăng cường rà soát phân loại học sinh học lực yếu, kém tìm nguyên nhân và các giải pháp phụ đạo, kèm cặp phù hợp với từng đối tượng do đó đã nâng dần số học sinh yếu, kém lên trung bình.

Các kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được chuẩn bị tích cực và nghiêm túc ,nhất là khâu ôn tập, rèn kỹ năng giúp đỡ học sinh học lực còn yếu ...nhờ vậy học sinh toàn huyện đã tốt nghiệp THPT khá cao so với bình quân chung của Tỉnh (Năm học 2009-2010 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,5% và năm học

2010-2011 đạt 99,9% cao hơn bình quân chung của Tỉnh) và Thái Bình là tỉnh trong tốp 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao nhất trong toàn quốc, thường xếp thứ 4 đến thứ 6 sau tỉnh Nam Định, TP Hồ Chí Minh ...)

Kết quả thi vào Đại học hàng năm được nâng lên, riêng trường THPT Tây Tiền Hải đã 4 lần trong tốp 200 trường có học sinh đỗ Đại học cao nhât toàn Quốc (Xếp hạng từ 140 đến 162 /200 trường). Đặc biệt năm học 2008- 2009 có 1 học sinh thi đỗ Đại học đạt điểm tối đa 30 điểm

Mặc dù đạt được một số kết quả khả quan như vậy nhưng chủ yếu tập trung vào trường trung tâm và thực tế hiện tượng học sinh học lệch hoặc chỉ tập trung vào các môn thi tốt nghiệp và thi đại học là phổ biến điều đó ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện. Vấn đề này trước hết có nguyên nhân từ việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo đức, cách dạy cách ra đề của đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 47 - 50)