Nguyên tắc tính hiệu quả, khả thi

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 72 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Nguyên tắc tính hiệu quả, khả thi

Các biện pháp phải đảm bảo tính hiệu quả ít tốn kém nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Những biện pháp xuất phát từ điều kiện thực tế của từng đơn vị nhưng trên cơ sở thực hiện mục tiêu cụ thể của địa phương của ngành giáo dục dựa vào chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2015.

Trên cơ sở thực trạng cùng những quan điểm phương hướng của công tác phát triển ĐNGV trên địa bàn huyện Tiền Hải, vận dụng lý luận liên quan đến những vấn đề nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm phát triển độ ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Đó là các biện pháp sau:

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

* Ý nghĩa

- Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT là bản luận chứng khoa học trong đó thể hiện sự bố trí sắp xếp toàn bộ đội ngũ giáo viên trong trường THPT từ việc lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng theo một quy trình hợp lý cho từng thời gian nhất định. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng là khởi nguồn là căn cứ giúp lãnh đạo Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng được kế hoạch cho từng khâu từng giai đoạn phát triển cụ thể tạo thế chủ động trong điều hành để giáo dục nói chung đội ngũ giáo viên THPT nói riêng phát triển bền vững phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước.

* Nội dung

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THPT. Dựa trên cơ sở tìm hiểu phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục THPT tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu những thuận lợi, khó khăn để từ đó đề ra các kế hoạch đồng bộ điều chỉnh đội ngũ giáo viên THPT về số lượng, chất lượng và cơ cấu nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên

- Dự báo nhu cầu giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải. Phải lập dự báo về quy mô học sinh THPT, tỷ lệ phát triển của học sinh THPT trong dân số độ tuổi từ 5 đến 10 năm tới theo phương pháp định hướng phát triển giáo dục THPT của Huyện làm căn cứ để dự báo nhu cầu giáo viên. Xác định nguồn bổ xung đội ngũ giáo viên cho các trường THPT

- Đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT

- Kiểm tra, tổng kết nhằm nâng cao chất lượng việc hoàn thiện quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên THPT

* Tổ chức thực hiện

- Phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT căn cứ vào chuẩn giáo viên THPT để điều tra, khảo sát thực trạng cơ cấu chất lượng đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải đồng thời căn cứ vào quy mô phát triển của cấp THPT nhu cầu về lực lượng giáo viên THPT trong Huyện hàng năm để có kế hoạch bổ xung giáo viên cho các bộ môn nhằm thực hiện tốt yêu cầu phân ban (tự nhiên, xã hôi ) phối hợp điều tra khảo sát thực tế tổng hợp được số liệu hàng năm những bộ môn nào thiếu giáo viên những người về hưu trong năm dự kiến số lượng giáo viên sẽ thuyên chuyển khỏi Huyện và ngược lại bên cạnh đó có kế hoạch tuyển dụng bồi dưỡng, luân chuyển giáo viên một cách hợp lý .

- Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng kế hoạch ổn định giáo viên của trường mình, lập dự báo giáo viên về hưu, luân chuyển có kế hoạch tham mưu cho Sở GD-ĐT tuyển chọn thêm giáo viên mới có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cũng như đạo đức phẩm chất người thầy. Đối với từng trường việc quy hoạch phải được hiệu trưởng hoạch định trước ít nhất 2 năm.

- Phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyên Tiền Hải phải khảo sát thực tế lập dự báo về quy mô học sinh THPT từ 5 năm đến 10 năm tới bằng cách so sánh tỷ lệ phát triển học sinh trong những năm học trước điều tra khảo sát thực tế dân số trong độ tuổi sẽ học THPT số lượng học sinh lớp 9 THCS hiện có, từ đó theo phương pháp định hướng phát triển giáo dục THPT của huyện Tiền Hải để làm căn cứ dự báo nhu cầu giáo viên.

Bảng 3.1. Dự kiến quy mô đào tạo trong 4 năm tới. Năm học Trường 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh

THPT Tây Tiền Hải 36 1800 37 1800 37 1800 37 1800

THPT Đông Tiền Hải 33 1500 33 1500 33 1550 33 1550

THPT Nam Tiền Hải 46 2250 46 2250 46 2200 46 2250

Tổng số 115 5550 116 5550 116 5550 116 5600

- Giám đốc Sở GD-ĐT cần chỉ đạo các phòng ban chức năng của Sở , các trường THPT phối hợp điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THPT. Dựa trên cơ sở tìm hiểu đánh giá phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục THPT, tình hình đội ngũ giáo viên THPT tìm ra những điểm mạnh những điểm yếu những thuận lợi, khó khăn... từ đó đề ra các kế hoạch đồng bộ đối với đội ngũ giáo viên THPT về số lượng, chất lượng và cơ cấu nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT nói riêng và chất lượng giáo dục các cấp học khác có liên quan nói chung.

- Từ các thông số: Số học sinh và định mức học sinh/lớp; giáo viên/lớp; định mức tải trọng cơ cấu bộ môn và số giáo viên nghỉ hưu, luân chuyển, phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT lập dự báo nhu cầu giáo viên trung học phổ thông trong Huyện, tỉnh Thái Bình bằng phương pháp định mức giáo viên/lớp trên cơ sở quan hệ tỷ lệ giữa giáo viên trung học phổ thông và học sinh trung học phổ thông. Đây là phương pháp mà qua tính toán bằng phương pháp quan hệ tỷ lệ giữa hai đối tượng dự báo trong một khoảng thời gian nhất định đã biết để xác lập giá trị hệ số dự báo trong tương lai và đưa ra công thức tính giá trị của đối tượng dự báo

Bảng 3.2. Dự báo số lượng giáo viên trong 4 năm tới Năm học Trường 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Số GV nghỉ hưu Số GV cần có Số GV nghỉ hưu Số GV cần có Số GV nghỉ hưu Số GV cần có Số GV nghỉ hưu Số GV cần có

THPT Tây Tiền Hải 04 81 01 84 01 84 01 84

THPT Đông Tiền Hải 02 75 0 75 01 75 02 75

THPT Nam Tiền Hải 03 104 01 104 0 104 01 104

Tổng 09 260 02 263 02 263 04 263

Căn cứ vào số liệu giáo viên như đã dự báo so với số lương giáo viên hiện nay, Lãnh đạo Sở GD-ĐT, phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng kế hoạch cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Thái Bình nói chung, trên địa bàn huyện Tiền Hải nói riêng. Đồng thời cần chủ động bồi dưỡng lại đội ngũ từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn phù hợp về cơ cấu bộ môn

- Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cho các năm học tới, giám đốc Sở GD-ĐT tham mưu với UBND tỉnh ra quyết định cho phép mở rộng thêm đối tượng được tuyển dụng làm giáo viên nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng

- Lãnh đạo Sở GD-ĐT, phòng tổ chức cán bộ sở GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT khi thực hiện quy hoạch cần chú ý đến cơ cấu độ tuổi của giáo viên cơ cấu theo vùng miền cơ cấu giáo viên nam, giáo viên nữ để sắp xếp đội ngũ giáo viên hợp lý. Trong khi thực hiện quy hoạch đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Tiền Hải cần lưu ý căn cứ vào thông tư số 35/2006 TTLT-BGD&BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục&Đào tạo- Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

- Sau mỗi năm học Sở GD-ĐT cần chỉ đạo việc kiểm tra tổng kết điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng việc hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Tăng cường đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT hàng năm

* Ý nghĩa

- Nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên THPT được chuẩn hoá đảm bảo chất lượng chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Với yêu cầu sứ mạng của từng trường THPT, giáo viên đang giảng dạy chương trình phân ban, sách giáo khoa mới đòi hỏi phải có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên vì vậy việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên là rất quan trọng và cần thiết.

- Đội ngũ giáo viên là một bộ phận trong hệ thống cơ cấu tổ chức của nhà trường chất lượng ĐNGV chỉ có thể được nâng cao trong sự phát triển hợp lý của toàn bộ tổ chức trong nhà trường.Vì vậy đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng ĐNGV giúp cho cơ cấu nhân sự của các nhà trường đảm bảo đồng bộ có sức mạnh và làm việc ngày một hiệu quả hơn

* Nội dung

Chăm lo kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức của nhà trường quan tâm bồi dưỡng cán bộ giáo viên cả về phẩm chất đạo đức tư tưởng chính trị trình độ chuyên môn và nhất là kỹ năng sư phạm.

- Kế hoạch hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV theo từng năm. - Xác định rõ mục tiêu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Đào tạo lại; Áp dụng cho những trường hợp do thay đổi nhu cầu phải chuyển sang giảng dạy trái với chuyên môn ngành được đào tạo (như giáo viên Sinh học dạy môn Công nghệ, giáo viên GDTC dạy môn giáo dục QP- AN...)

- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải được tiến hành trong kế hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công nhân vên của nhà trường. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà trường đảm bảo về số lượng, chất lượng sẽ tác động và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Nội dung bồi dưỡng giáo viên THPT:

Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên rất phong phú có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Nội dung bồi dưỡng giáo viên

- Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường. Xác định mục tiêu chỉ tiêu yêu cầu các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường giai đoạn 2011-2015.

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Phẩm chất chính trị, đạo đức Kỹ năng sư phạm Kiến thức chuyên môn Kiến thức ngoại ngữ Kiến thức tin học Các kiến thức hỗ trợ khác

Đủ về số lượng đồng bộ về cơ cấu đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của luật giáo dục từng bước nâng trình độ trên chuẩn.

- Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học các kiến thức về quản lý nhà nước, giáo dục, phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới của cấp THPT. Nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng ý thức trách nhiệm nghề nghiệp ...

Các hình thức bồi dưỡng phải được tiến hành một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm về thời gian công tác của giáo viên với sự hỗ trợ về kinh phí thời gian cũng như các điều kiện khác. Coi trọng việc đào tạo nâng chuẩn khuyến khích động viên giáo viên đi học để nâng cao trình độ sẽ là cơ sở để nâng cao tay nghề thành thục kỹ năng sư phạm phấn đấu đến năm 2015 các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải có 10% giáo viên đạt trình độ thạc sỹ.

* Tổ chức thực hiện

Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ giáo viên:

Việc nhận thức đúng đắn về đường lối sẽ thúc đẩy rất lớn tới ý thức nghề nghiệp của mỗi gíao viên. Họ sẽ thấy được nhiệm vụ cao cả của mình từ đó phấn đấu trau dồi kiến thức chuyên môn rèn luyện kỹ năng sư phạm để đạt được mục tiêu dạy học hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để nâng cao nhận thức vấn đề này: Giám đốc Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT cần chỉ đạo tăng cường tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với giáo dục nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ giáo viên phải được Lãnh đạo Sở GD-ĐT, Ban giám hiệu các trường THPT lập kế hoạch chu đáo từ đầu năm và tiến hành thường xuyên bằng việc xử dụng các

phương tiện thông tin đại chúng ra các chỉ thị nghị quyết tổ chức thi tìm hiểu về chính trị, pháp luật.

Trong năm học, Ban giám hiệu phối hợp với ban tuyên giáo Huyện uỷ để tuyên truyền các nghị quyết Trung ương các chính sách pháp luật của Nhà nước

Hiệu trưởng các trường chỉ đạo xây dựng tủ sách thư viện, đặt mua các tài liệu để giáo viên tìm hiểu nghiên cứu một cách thuận lợi nhất nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị có lập trường tư tưởng vững vàng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nước phấn đấu theo lý tưởng của CNXH, yêu nghề đoàn kết quý trọng đồng nghiệp thương yêu giúp đỡ học sinh, sống giản dị trong sáng, lành mạnh luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo.

Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm

Lãnh đạo Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT hàng năm cần đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng ĐNGV trong nhà trường. Xác định mục tiêu chỉ tiêu yêu cầu để cử giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng trường THPT chỉ đạo tổ chức cho cho giáo viên nhất là giáo viên trẻ đi thực tế nhằm bổ xung kiến thức chuyên môn của mình gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống, đồng thời giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu kiến thức để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban gíam hiệu trường THPT phân công giao nhiệm vụ cho các giáo viên giỏi lâu năm, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn bồi dưỡng kèm cặp giúp đỡ về kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên mới của trường. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn phát triển đội ngũ giáo viên kế cận. Tổ chức hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực chuyên môn, công tác chủ nhiệm áp dụng công nghệ cao vào dạy học, liên kết với các trường Đại học, các học

viện để mở các lớp học tập bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.

Tạo cơ hội cho các thành viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn thu thập kinh nghiệm của những người đi trước và để họ có thời gian làm quen dần, tránh áp lực mạnh cho họ ngay từ lúc đầu. Tạo cho họ những mối

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 72 - 113)