Về chính sách, chế độ đãi ngộ, động viên khích lệ khen thưởng,

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 65 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.5.Về chính sách, chế độ đãi ngộ, động viên khích lệ khen thưởng,

Thực trạng về việc thực hiện chính sách lương và các chế độ đãi ngộ. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường là viên chức, công chức nhà nước và chủ yếu trong biên chế nên được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và theo quy định chung 3 năm được nâng lương một lần. Đồng thời họ cũng được hưởng mọi chế độ như: Thăng chức nếu đủ các tiêu chuẩn quy định và năng lực chuyên môn giỏi ...), nâng lương trước thời hạn, chế độ nghỉ ốm đau, chế độ nghỉ hưu khi đủ điều kiện theo quy định.

Bên cạnh đó các chế độ, việc biểu dương khen thưởng ĐNGV các trường THPT của huyện Tiền Hải được sở GD-ĐT thực hiện đầy đủ như đề nghị nhà nước tặng thưởng: Huân chương, huy chương vì sự nghiệp giáo dục danh hiệu nhà giáo ưu tú, chiến sĩ thi đua các cấp giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Bậc lương của giáo viên THPT trước năm 2004 có 10 bậc sau năm 2004 được xếp lại có 9 bậc vì thế giáo viên chưa đến tuổi về hưu thì đã hết bậc của giáo viên trung học nhưng khó chuyển lên ngạch bậc lương giáo viên trung học cao cấp 15112 mặc dù họ có năng lực và tuổi đời chưa cao song do chính sách của Tỉnh chưa có hoặc chưa hoàn thiện nên chưa khích lệ được giáo viên trong công tác

Có thể nói lương của giáo viên ở Việt Nam hiện nay còn thấp và bất cập, không kích thích được động lực làm việc của ĐNGV vì phải làm việc cả ngày thứ 7 nên việc bố trí sinh hoạt hội họp của tổ bộ môn, của hội đồng sư phạm nhà trường còn gặp khó khăn. Đây cũng là vấn đề cần lưu ý khi phân phối chương trình và định mức lao động đối với giáo viên và học sinh THPT hiện nay.

Các chính sách về tạo động lực cải thiện đời sống giáo viên đã thể hiện được sự quan tâm đối với ĐNGV nhưng chưa đầy đủ có những điểm chưa hợp lý, việc thực hiện đã có cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao.

Cơ chế nâng lương theo niên hạn (3 năm /bậc) và những giáo viên phấn đấu học tập tiếp để có bằng thạc sỹ, tiến sỹ cũng không được chuyển xếp ngạch, bậc lương cao hơn nên chưa khuyến khích được giáo viên cố gắng làm việc và học tập nâng cao trình độ.

Việc vận dụng thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với giáo viên còn nhiều điểm chưa được hợp lý gây bức xúc trong ĐNGV chẳng hạn như trả lương cho giáo viên hợp đồng được tính theo tiết và trả lương thừa giờ cho giáo viên hiện nay được tính bình quân 20.000đ/tiết, chưa đúng với quy định của Bộ giáo dục và Bộ tài chính ban hành do đó đã không kích thích được ĐNGV nhất là giáo viên trẻ có tay nghề và năng lực sư phạm giỏi.

Có thể thấy, tiền lương và phụ cấp cũng như các chế độ hiện hành chưa đảm bảo cho người giáo viên để họ toàn tâm vì sự nghiệp giáo dục. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan và nảy sinh những tiêu cực trong giáo dục dẫn tới các hạn chế về phát triển đội ngũ giáo viên gây ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 65 - 66)