Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 66 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.6.Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung

phổ thông huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình

Qua điều tra số liệu và phân tích thông tin dữ liệu của các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải chúng tôi phân tích (SWOT) những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức về công tác phát triển ĐNGV như sau:

Những mặt mạnh

- Trình độ chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn là khá cao, cơ cấu giáo viên khá đồng bộ và số lượng giáo viên được bổ xung thường xuyên hàng năm

- Trong công tác luân chuyển cán bộ: Đã mạnh dạn thực hiện luân chuyển cán bộ đề bạt cán bộ. Những giáo viên ưu tú có thành tích tốt, có uy tín trước tập thể sư phạm được để bạt các chức danh quản lý cũng như được Sở điều động về các phòng ban của Sở GD-ĐT công tác. Biện pháp luân chuyển này đã được nhiều trường áp dụng đối với việc phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên đứng lớp. Đây cũng là biện pháp kích thích và tôi luyện ĐNGV trước nhiều tình huống khác nhau và cách xử lý khác nhau. Việc vận dụng các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải bước đầu đã có hiệu quả.

Trong phân cấp quản lý giáo dục đặc biệt là lĩnh vực nhân sự và tài chính đã có bước tiến bộ. Quá trình phân cấp đã bắt đầu phát huy tác dụng, Sở Nội vụ kiểm soát và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho sở Giáo dục-Đào tạo và cùng Sở GD-ĐT xét nhu cầu của các nhà trường tổ chức tuyển dụng giáo viên và phân bổ giáo viên cho các nhà trường phần lớn đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác phát triển ĐNGV ở các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải, các trường vẫn còn bộc lộ một số mặt yếu cần được khắc phục:

- Số lượng giáo viên hàng năm ở các nhà trường vẫn còn thiếu nhiều; - Cơ cấu giáo viên vẫn còn bất cập đặc biệt là giới tính và độ tuổi; - Chưa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong hệ thống các trường THPT cho phù hợp với điều kiện phát triển của giáo dục hiện nay, việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lượng và chất lượng đội ngũ cho cả giáo dục phổ thông(Biên chế, đạt chuẩn và trên chuẩn, chuẩn hoá giáo viên) mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có;

- Việc tổ chức chỉ đạo chưa thực sự sát sao cũng như chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp quản lý và các ban ngành có liên

quan trong việc đề ra các tiêu chí thống nhất trong công tác tuyển chọn điều động giáo viên để kiện toàn về mặt số lượng ĐNGV các trường THPT;

- Công tác quản lý giáo viên còn chưa theo kịp tình hình biến chuyển phức tạp của ĐNGV trong cơ chế thị trường và sự phát triển đa dạng của các loại hình Giáo dục-Đào tạo;

- Cơ cấu giáo viên cấp THPT cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là sự mất cân đối về tỷ lệ giữa các môn theo quy định của Bộ GD- ĐT cũng như sự phân bố giữa các trường, số lượng giáo viên THPT nhiều môn còn thiếu;

- Về kỹ năng sư phạm của một bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế, nhất là kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng tổ chức dạy học trên lớp, kỹ năng giáo dục học sinh, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học và sử dụng công nghệ thông tin;

- Ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, việc huy động vốn ngoài ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Những cơ chế chính sách của Huyện đầu tư cho giáo dục chưa thực sự có hiệu quả để trở thành một trong những động lực thúc đẩy giáo dục phát triển mạnh hơn;

- Tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường vào ngành giáo dục, một bộ phận cán bộ, giáo viên sa sút về phẩm chất đạo đức kém ý chí phấn đấu chưa thực sự gắn bó tâm huyết với nghề từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc trau dồi rèn luyện chuyên môn;

- Chưa sâu sát trong vấn đề nghiên cứu đánh giá về tình hình đội ngũ giáo viên để có chiến lược hay quyết sách lớn nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục cả về chiều rộng lẫn chiều sâu;

- Kinh tế xã hội cũng còn nhiều khó khăn nên ít có điều kiện cho sự phát triển giáo dục đào tạo nói chung.

- Chính phủ đã tiến hành đổi mới chương trình dạy học thay sách giáo khoa mới để phù hợp với sự phát triển của đất nước và hội nhập Quốc tế.

Ngày nay có nhiều học sinh dự thi vào các trường THPT, toàn xã hội ngày càng quan tâm hơn tới giáo dục, cơ hội huy động các nguồn lực xã hội ngày càng lớn.

Tuy nhiên phát triển ĐNGV cũng đối mặt với nhiều thách thức:

- Xu thế toàn cầu hoá yêu cầu người giáo viên phải đáp ứng về cả năng lực và phẩm chất, cơ hội học tập của học sinh không chỉ dừng lại hoặc giới hạn ở một địa phương mà có thể ra địa phương khác tỉnh khác. Những thách thức này đòi hỏi mỗi giáo viên mỗi nhà trường phải không ngừng phát triển để xây dựng được thương hiệu riêng cho mình.

Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu mở rộng quy mô nâng cao chất lượng đào tạo ĐNGV với điều kiện đào tạo giáo viên của hệ thống các trường sư phạm còn nhiều hạn chế. Có thể nói mâu thuẫn này là mâu thuẫn về đào tạo giáo viên và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông.

Mâu thuẫn giữa tiềm năng lao động tiềm tàng của đội ngũ giáo viên và hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên. Mâu thuẫn này bao hàm cả việc đãi ngộ giáo viên chưa hợp lý, nên tạo ra sự thu hút mạnh mẽ của nghề sư phạm. Có thể nói đây là mâu thuẫn về sử dụng đội ngũ giáo viên.

Mâu thuẫn giữa nhu cầu thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật kiến thức nâng cao trình độ của ĐNGV với khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên chưa cao. Có thể nói đây là mâu thuẫn về bồi dưỡng giáo viên.

Ngoài ra công tác tuyên truyền, xã hội hoá giáo dục làm chưa được tốt, công tác quản lý chỉ đạo, kiểm tra-đánh giá giáo viên chưa thật chặt chẽ và chưa được coi trọng.

Nếu giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu này sẽ khắc phục được những vấn đề nổi cộm về phát triển ĐNGV nhằm đạt được những mục tiêu

chiến lược đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 cũng như thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục-đào tạo đã đề ra trong Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng và dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 của Chính phủ về xây dựng, phát triển và hoàn thiện đội ngũ nhà giáo

Những điểm mạnh, những điểm yếu đồng thời cũng là những thuận lợi và khó khăn đang đặt ra cho ngành Giáo dục huyện Tiền Hải, nhiều thời cơ bên cạnh đó cũng có những thách thức. Từ những thực trạng đó thì cần phải có những biện pháp cấp thiết để phát triển GD-ĐT một cách bền vững mà trong đó khâu then chốt là phát triển đội ngũ giáo viên, đó là những vấn đề cần được ngành Giáo dục- Đào tạo đặc biệt chú trọng.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm qua ngành Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thái Bình đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên bằng cách đề ra các pháp tích cực để khuyến khích, động viên khích lệ giáo viên trong công tác; đồng thời cũng đã tuyển chọn bổ xung tương đối đầy đủ giáo viên cho các trường THPT trong tỉnh, trong đó có các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải, song số lượng phân bổ giáo viên về các trường không đồng đều, vẫn xẩy ra tình trạng có trường thừa giáo viên, trường thiếu giáo viên, đặc biệt như trường THPT Đông Tiền Hải và trường THPT Nam Tiền Hải là hai trường xa trung tâm thị trấn, điều kiện kinh tế, dân trí ở khu vực còn hạn chế, môi trường công tác của giáo viên chưa được đáp ứng, nhiều giáo viên ở các huyện khác về công tác tại trường phần lớn họ chưa yên tâm trong công tác do đó hàng năm vẫn còn việc chuyển giáo viên đi trường khác huyện mặc dù các trường đều thiếu giáo viên, chính vì thế mà đội ngũ giáo viên không được ổn định nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục

Nói chung thực trạng về đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải còn nhiều bất cập như đã trình bày tại chương 2. Vì những lý do bất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cập đó nên việc tìm ra các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải; đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng, và cấp thiết có tính chiến lược lâu dài đối với sự phát triển giáo dục của tỉnh Thái Bình nói chung cũng như giáo dục THPT huyện Tiền Hải nói riêng.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 3.1. Các nguyên tắc xậy xựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp phải lưu ý tính kế thừa tôn trọng quá khứ lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập đồng thời các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng của toàn xã hội trước hết là phải phát huy được ý thức tự giác năng lực chuyên môn của ĐNGV để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đảm bảo sự phát triển bền vững đội ngũ giáo viên.

3.1.2. Nguyên tắc tính phù hợp

Các biện pháp phải có tính phù hợp về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tập quán của địa phương trong đó đặc biệt lưu ý về văn hoá.

Mỗi trường lại có đặc điểm khác nhau về nhiều mặt như cơ cấu, trình độ năng lực ĐNGV, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Vì vậy các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn có tính linh hoạt mềm dẻo và cụ thể.

3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả, khả thi

Các biện pháp phải đảm bảo tính hiệu quả ít tốn kém nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Những biện pháp xuất phát từ điều kiện thực tế của từng đơn vị nhưng trên cơ sở thực hiện mục tiêu cụ thể của địa phương của ngành giáo dục dựa vào chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2015.

Trên cơ sở thực trạng cùng những quan điểm phương hướng của công tác phát triển ĐNGV trên địa bàn huyện Tiền Hải, vận dụng lý luận liên quan đến những vấn đề nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm phát triển độ ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Đó là các biện pháp sau:

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

* Ý nghĩa

- Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT là bản luận chứng khoa học trong đó thể hiện sự bố trí sắp xếp toàn bộ đội ngũ giáo viên trong trường THPT từ việc lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng theo một quy trình hợp lý cho từng thời gian nhất định. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng là khởi nguồn là căn cứ giúp lãnh đạo Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng được kế hoạch cho từng khâu từng giai đoạn phát triển cụ thể tạo thế chủ động trong điều hành để giáo dục nói chung đội ngũ giáo viên THPT nói riêng phát triển bền vững phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước.

* Nội dung

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THPT. Dựa trên cơ sở tìm hiểu phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục THPT tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu những thuận lợi, khó khăn để từ đó đề ra các kế hoạch đồng bộ điều chỉnh đội ngũ giáo viên THPT về số lượng, chất lượng và cơ cấu nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên

- Dự báo nhu cầu giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải. Phải lập dự báo về quy mô học sinh THPT, tỷ lệ phát triển của học sinh THPT trong dân số độ tuổi từ 5 đến 10 năm tới theo phương pháp định hướng phát triển giáo dục THPT của Huyện làm căn cứ để dự báo nhu cầu giáo viên. Xác định nguồn bổ xung đội ngũ giáo viên cho các trường THPT

- Đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT

- Kiểm tra, tổng kết nhằm nâng cao chất lượng việc hoàn thiện quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên THPT

* Tổ chức thực hiện

- Phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT căn cứ vào chuẩn giáo viên THPT để điều tra, khảo sát thực trạng cơ cấu chất lượng đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải đồng thời căn cứ vào quy mô phát triển của cấp THPT nhu cầu về lực lượng giáo viên THPT trong Huyện hàng năm để có kế hoạch bổ xung giáo viên cho các bộ môn nhằm thực hiện tốt yêu cầu phân ban (tự nhiên, xã hôi ) phối hợp điều tra khảo sát thực tế tổng hợp được số liệu hàng năm những bộ môn nào thiếu giáo viên những người về hưu trong năm dự kiến số lượng giáo viên sẽ thuyên chuyển khỏi Huyện và ngược lại bên cạnh đó có kế hoạch tuyển dụng bồi dưỡng, luân chuyển giáo viên một cách hợp lý .

- Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng kế hoạch ổn định giáo viên của trường mình, lập dự báo giáo viên về hưu, luân chuyển có kế hoạch tham mưu cho Sở GD-ĐT tuyển chọn thêm giáo viên mới có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cũng như đạo đức phẩm chất người thầy. Đối với từng trường việc quy hoạch phải được hiệu trưởng hoạch định trước ít nhất 2 năm.

- Phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyên Tiền Hải phải khảo sát thực tế lập dự báo về quy mô học sinh THPT từ 5 năm đến 10 năm tới bằng cách so sánh tỷ lệ phát triển học sinh trong những năm học trước điều tra khảo sát thực tế dân số trong độ tuổi sẽ học THPT số lượng học sinh lớp 9 THCS hiện có, từ đó theo phương pháp định hướng phát triển giáo dục THPT của huyện Tiền Hải để làm căn cứ dự báo nhu cầu giáo viên.

Bảng 3.1. Dự kiến quy mô đào tạo trong 4 năm tới. Năm học Trường 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh

THPT Tây Tiền Hải 36 1800 37 1800 37 1800 37 1800

THPT Đông Tiền Hải 33 1500 33 1500 33 1550 33 1550

THPT Nam Tiền Hải 46 2250 46 2250 46 2200 46 2250

Tổng số 115 5550 116 5550 116 5550 116 5600

- Giám đốc Sở GD-ĐT cần chỉ đạo các phòng ban chức năng của Sở , (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 66 - 113)