Về giáo dục huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 45 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.4. Về giáo dục huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình

Thực hiện nghị quyết và kế hoạch của Huyện uỷ, ngày 18-11-2004, UBND huyện xây dựng đề án 06 / ĐA - UB về phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo huyện Tiền Hải đến năm 2010. Đến nay nghị quyết đã được tổng kết với kết quả đáng khích lệ.

Do làm tốt công tác tuyên truyền nên nhận thức về giáo dục trong cán bộ Đảng viên và nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục đã nâng lên một bước tạo ra sự nhất trí cao trong Đảng và sự đồng thuận của xã hội từ đó mọi người có thái độ tích cực xây dựng sự nghiệp giáo dục trong Huyện vươn lên trong tình hình mới. Từ Huyện đến các địa phương, ngành giáo dục và các ngành liên quan đều có chương trình hành động cụ thể để giải quyết những vấn đề về giáo dục ở địa phương mình, ngành mình, đa số các xã đều có kế hoạch và triển khai ngay việc củng cố cơ sở vật chất trường học, nhiều trường học được xây dựng mới

Các ngành các đoàn thể các tổ chức kinh tế xã hội nhất là hội khuyến học Huyện, các xã, các dòng họ đã tổ chức thường xuyên các hoạt động khuyến học khuyến tài tạo ra động lực tốt để học sinh thi đua học tập đạt kết quả cao

2.1.4.1. Quy mô trường, lớp, học sinh

Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường, lớp, học sinh trên địa bàn huyện Tiền Hải năm học 2010-2011

STT CÁC CHỈ SỐ TỔNG MN TH THCS THPT CL THPT BC GDTX 1 Số trường 108 36 35 32 3 1 1 2 Số lớp 1498 469 529 343 115 15 12 3 Số học sinh 47041 11.529 15.618 12.167 5779 814 548 4 Số hs/lớp 24,5 29,5 35,5 50,2 54.2 46,6

Trong những năm qua toàn ngành giữ vững quy mô giáo dục. Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh đã được các trường triển khai khá tích cực có hiệu quả. Số lượng học sinh được duy trì và phát triển, đã có 3254 cháu đến nhà trẻ, 8275 cháu học mẫu giáo, học sinh tiểu học có 15.618 em, học sinh trung học cơ sở có 12.167 em, học sinh THPT công lập và THPT bán công có 6593em. Số học sinh được tuyển vào học lớp 10 THPT và bổ túc THPT đạt trên 80% dân số độ tuổi.

2.1.4.2. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”đã được các trường học triển khai tích cực có hiệu quả. Quán triệt sâu sắc tinh thần cuộc vận động “Hai không” và phong tào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT huyện, các trường THPT đã tập trung chỉ đạo nâng cao kỷ cương nền nếp ở các trường học các cấp học. Giáo dục thái độ, hành vi nhân cách cho học sinh tạo điều kiện để học sinh tự tin trong rèn luyện và học tập. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học củng cố và nâng cao chất lượng dạy học. Môn học tự chọn (Tiếng anh và Tin học)được các địa phương coi trọng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu đã được triển khai ở tất cả các nhà trường.

2.1.4.3. Độ ngũ giáo viên

Bảng 2.2: Số lượng ĐNGV trên địa bàn huyện Tiền Hải (năm học 2010-2011) STT CÁC CHỈ SỐ TỔNG MN TH THCS THPT CL THPT BC GDTX 1 Số giáo viên 2588 686 879 745 216 25 29 2 Số lớp 1182 469 529 343 115 15 14 3 Tỷ lệ gv/lớp 1,46 1,66 2,17 1,9 1,66 2.07

Ngoài 3 trường công lập thì trên địa bàn huyện Tiền Hải còn có 1 trường THPT Bán công (Năm học 2011-2012, Trường bán công này đã được chuyển thành trường tư thục). Đội ngũ giáo viên của trường THPT tư thục này là những giáo viên dạy hợp đồng.

Bảng 2.3: Trình độ đào tạo của ĐNGV các cấp học trên địa bàn huyện Tiền Hải Năm học 2010-2011

STT Cấp học Tổng số GV

Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn SL % SL % SL % 1 Mầm non 686 150 22 644 94 42 6,1 2 Tiểu học 879 808 92 879 100 0 0 3 THCS 745 315 42,4 745 100 0 0 4 THPT 241 6 2,5 239 96 4 1,5 5 GDTX 29 02 0 27 100 0 0

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình)

Toàn ngành giáo dục huyện Tiền Hải hiện nay có 686 giáo viên mầm non, 879 giáo viên tiểu học, 745 giáo viên THCS, 257 giáo viên THPT và 29 giáo viên GDTX. Ngành cũng đã coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho CBQL và đội ngũ giáo viên tăng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn, giảm dần và tiến tới không còn giáo viên dưới chuẩn.

Tuy nhiên trình độ và năng lực của một bộ phận giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nhất là đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đòi hỏi phải được bồi dưỡng thường xuyên.

2.2. Thực trạng trƣờng trung học phổ thông và đội ngũ giáo viên các trƣờng trung học phổ thông huyện Tiền Hải

2.2.1. Thực trạng các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải

2.2.1.1. Quy mô trường lớp

Hiện nay trên địa bàn huyện Tiền Hải có 3 trường THPT công lâp, qua phân tích số liệu về quy mô trường, lớp (ở phần phụ lục 1) ta có thể thấy như sau:

- Trong 3 trường thì có trường THPT Đông Tiền Hải có tỷ lệ học sinh/ lớp đạt chuẩn vì đặc điểm riêng năm học 2010-2011 số lượng học sinh tham gia dự thi vào lớp 10 ít và một số học sinh chuyển về trường trung tâm Huyện, còn lại các trường có tỷ lệ học sinh không đồng đều và các lớp có số lượng từ 49 đến 52 học sinh. Điều này cho thấy quy mô trường lớp của các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn.

Qua phân tích số liệu về thực trạng cơ sở vật chất các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Tiền Hải (Ở phần phụ lục 2) ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cũng như sự đóng góp của các bậc phụ huynh các tầng lớp nhân dân nên các trường đã được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang hơn.

- Tuy nhiên thực trạng hiện nay diện tích khuôn viên các trường THPT rất hạn hẹp, tất cả các trường đều có diện tích không đạt chuẩn so với diện tích được quy định của Bộ GD&ĐT.

Các trường học đều có phòng thư viện, phòng thí nghiệm nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Các thiết bị thí nghiệm, sách báo, tài liệu tham khảo vẫn chưa được tận dụng triệt để trong giảng dạy và học tập. Có trường chỉ dùng phòng thí nghiệm như nhà kho đựng thiết bị các bộ môn do không đủ phòng để tổ chức dạy thực hành. Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục và chất lượng đội ngũ giáo viên trong việc tự học tự bồi dưỡng phát triển trình độ chuyên môn của mình thông qua việc tìm tòi nghiên cứu dạy thực tiễn.

2.2.1.2. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông

Qua phân tích về xếp loại hạnh kiểm học lực học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011(Ở phần phụ lục 3) ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh đã được các trường học triển khai tích cực và duy trì có hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được chú trọng, các hoạt động giáo dục được thực hiện đầy đủ nghiêm túc. Nhìn chung học sinh các trường THPT trên địa bàn Huyện có nhận thức, thái độ, hành vi, đạo đức tốt đạt yêu cầu khá về lĩnh hội kiến thức và kỹ năng môn học.

Tuy nhiên ta cũng có thể nhận thấy rõ, năm học 2006-2007 (Năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Hai không”) tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt và tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi thấp đồng thời tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức trung bình, yếu và tỷ lệ học sinh xếp loại học lực trung bình, yếu kém nhiều. Những năm học tiếp theo việc thực hiện cuộc vân động “Hai không”có phần chưa thật nghiêm túc nên việc đánh giá kết quả học sinh chưa thật khách quan. Điều này cho thấy cho thấy chất lượng đạo đức học sinh và học lực của học sinh trên địa bàn huyện Tiền Hải chưa thực sự phát triển chắc chắn và bền vững do đó việc day-học trong các trường THPT cần có nhiều vấn đề khắc phục và hoàn thiện, ĐNGV cần phải được tăng cường bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay -Dựa trên kết quả phân tích số liệu về tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và đỗ Đại học năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011(ở phần phụ lục 4 )ta có thể rút ra nhận xét sau:

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD& ĐT các trường học đã tăng cường rà soát phân loại học sinh học lực yếu, kém tìm nguyên nhân và các giải pháp phụ đạo, kèm cặp phù hợp với từng đối tượng do đó đã nâng dần số học sinh yếu, kém lên trung bình.

Các kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được chuẩn bị tích cực và nghiêm túc ,nhất là khâu ôn tập, rèn kỹ năng giúp đỡ học sinh học lực còn yếu ...nhờ vậy học sinh toàn huyện đã tốt nghiệp THPT khá cao so với bình quân chung của Tỉnh (Năm học 2009-2010 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,5% và năm học

2010-2011 đạt 99,9% cao hơn bình quân chung của Tỉnh) và Thái Bình là tỉnh trong tốp 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao nhất trong toàn quốc, thường xếp thứ 4 đến thứ 6 sau tỉnh Nam Định, TP Hồ Chí Minh ...)

Kết quả thi vào Đại học hàng năm được nâng lên, riêng trường THPT Tây Tiền Hải đã 4 lần trong tốp 200 trường có học sinh đỗ Đại học cao nhât toàn Quốc (Xếp hạng từ 140 đến 162 /200 trường). Đặc biệt năm học 2008- 2009 có 1 học sinh thi đỗ Đại học đạt điểm tối đa 30 điểm

Mặc dù đạt được một số kết quả khả quan như vậy nhưng chủ yếu tập trung vào trường trung tâm và thực tế hiện tượng học sinh học lệch hoặc chỉ tập trung vào các môn thi tốt nghiệp và thi đại học là phổ biến điều đó ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện. Vấn đề này trước hết có nguyên nhân từ việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo đức, cách dạy cách ra đề của đội ngũ giáo viên.

2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tiền Hải địa bàn huyện Tiền Hải

2.2.2.1. Về số lượng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.4: Thực trạng về đội giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tiền Hải ( Từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011)

STT Năm học Tổng số h/s công lập Tổng số lớp công lập Tỷ lệ hs/lớp Tổng số G/V biên chế Tỷ lệ GV/Lớp Định mức của Bộ Thừa thiếu theo định mức của bộ (1) (2) (3) (4) (5) =(3)/(4) (6) (7) =(6)/(4) (8) (9) (8)-(7) 1 2006-2007 5698 110 51,8 172 1,56 247 Thiếu 75 2 2007-2008 5725 110 52,0 176 1,6 247 Thiếu 71 3 2008-2009 5695 110 51,7 185 1,68 247 Thiếu 62 4 2009-2010 5855 116 50,5 202 1,74 261 Thiếu 59 5 2010-2011 5625 115 48,9 216 1,9 258 Thiếu 42

Biểu đồ 2.1: Số lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Tiền Hải từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011

0 50 100 150 200 250 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Sè gi¸o viªn c¸c n¨m häc

Căn cứ vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây về tình hình số lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải:

- Trong 5 năm số lượng giáo viên THPT trên địa bàn Huyện tăng chậm, tình trạng hàng năm thiếu nhiều giáo viên so với định mức của Bộ GD-ĐT điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc phân công chuyên môn của các nhà trường.

- Nguyên nhân thiếu là do chỉ tiêu tuyển dụng chưa đủ với nhu cầu thực tế, việc phân công giáo viên về các trường trong Huyện còn rất ít do có 2 trường THPT Đông Tiền Hải và trường THPT Nam Tiền Hải xa trung tâm Thị trấn, Lãnh đạo địa phương và CBQL các nhà trường chưa tạo được môi trường công tác thuận lợi, chưa có chính sách đãi ngộ thu hút giáo viên về công tác mặt khác khác giáo viên về công tác tại trường phần lớn là giáo viên khác Huyện xa nhà nên hàng năm số lượng giáo viên chuyển trường đi huyện khác còn nhiều mặc dù có môn vẫn thiếu giáo viên. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển giáo dục bền vững trong tương lai. Vì vậy chúng ta phải kịp thời quy hoạch, đào tạo phát triển đội ngũ đồng thời xây dựng hoàn thiện chính sách đãi ngộ thu hút, tạo động lực để phát triển ĐNGV.

2.2.2.2. Về cơ cấu của đội ngũ giáo viên

Bảng 2.5: Cơ cấu của ĐNGV các trường THPT công lập, huyện Tiền Hải

TT Năm học Tổng số giáo viên

Giới tính Tuổi đời giáo viên

Nam Nữ T<30 30<T<50 T>50 1 2006-2007 172 68 104 65 82 25 Tỷ lệ % 39,5 60,4 37,7 47,6 14,5 2 2007-2008 176 71 105 68 81 27 Tỷ lệ % 40,3 59,6 38,6 46 15,3 3 2008-2009 185 76 109 83 81 22 Tỷ lệ % 41 58,9 44,8 43,7 11,9 4 2009-2010 202 70 132 80 98 24 Tỷ lệ % 34,6 65,3 39,6 48,5 11,8 5 2010-2011 216 73 143 98 101 17 Tỷ lệ 33,7 66,3 45,3 46,7 7,8

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình)

Nhận xét: Theo bảng 2.5 ta thấy về cơ cấu giới tính thì tỷ lệ nữ luôn cao hơn nhiều so với nam (Năm học 2010-2011 là: 66,3 % / 33,7%). Mặt khác ta thấy số giáo viên trẻ ngày càng tăng và chiến tỷ lệ khá cao(45,3%). Điều này cho thấy đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Tiền Hải trẻ hoá nhanh, số giáo viên trong độ tuổi từ 30 đến 50 hiện chiếm 46,7%

Bảng 2.6: Trình độ đào tạo theo từng bộ môn của ĐNGV THPT các trường công lập trên địa bàn huyện Tiền Hải Năm học 2010-2011

STT Môn học Trình độ đào tạo

Tổng Số Sau đại học Đại học Cao đẳng

1 Toán 37 0 37 0 2 Vật lý 20 1 20 3 Hoá học 22 1 21 4 Sinh học 11 1 10 5 Văn 30 1 29 0 6 Sử 14 1 12 7 Địa 11 0 11 8 GDCD 7 0 1 9 Ngoại ngữ 29 1 29 10 Tin học 8 0 8 11 Công nghệ 11 0 11 12 Thể dục 16 0 12 4 13 QP-AN 0 Cộng 216 6 206 4 Tỷ lệ % 100% 2.8 95,3 1.8

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình)

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đào tạo chuẩn hoá đội ngũ giáo viên THPT công lập trên địa bàn huyện Tiền Hải năm học 2010-2011

Trªn chuÈn §¹t chuÈn d-íi chuÈn

Nhận xét: Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.2 cho thấy:

- Đội ngũ giáo viên các trường THPT hiện nay ở huyện Tiền Hải đạt chuẩn về chuyên môn 95,3%, trong đó số giáo viên trên chuẩn đạt tỷ lệ 2,8% với tỷ lệ đạt trên chuẩn này là rất thấp. Tình trạng thiếu giáo viên ở hầu hết các bộ môn. Mặt khác qua nghiên cứu thực tế và xét trên góc độ quản lý giáo dục chúng tôi nhận thấy: Năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên đạt chuẩn vẫn chưa thật sự vững vàng. Công tác quy hoạch, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trên địa bàn huyện Tiền Hải cần phải được hoàn thiện hơn, đặc biệt quy hoạch nhanh chóng đảm bảo đủ về số lượng song cũng phải lưu ý đến chất lượng giáo viên được tuyển dụng

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 45 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)