Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 67)

Cùng với từng giai đoạn phát triển của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có những bước chuyển biến phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế

giới. Vào giai đoạn những năm 1988 trở về trước, hệ thống ngân hàng Việt Nam

được tổ chức là hệ thống ngân hàng một cấp gồm Ngân hàng Nhà nước và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến địa phương phân bổ theo địa giới hành chính. Trong giai đoạn này Ngân hàng Nhà nước vừa đảm nhận chức năng quản lý nhà nước, vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Từ năm 1988 đến 1990 theo Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng đã tách chức năng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước và trao cho các ngân hàng chuyên doanh. Với mô hình tổ

chức này các ngân hàng đã bắt đầu chú ý đến hiệu quả hoạt động và tăng trưởng tín dụng. Thời điểm này hoạt động cho vay vốn lưu động đã chiếm khoảng 95% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế

như: các ngân hàng luôn bị động trong hoạt động của mình, tín dụng ngân sách chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động tín dụng không theo cơ chế thị trường, thiếu khả năng cạnh tranh. Bước sang giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng kinh tế thị

trường, hệ thống ngân hàng Việt Nam có bước chuyển biến rõ rệt. Chính Phủ ban hành 2 Pháp lệnh về ngân hàng vào tháng 5 năm 1990 quy định hệ thống ngân hàng Việt Nam chia làm 2 cấp có chức năng, nhiệm vụ phân định rõ ràng: Ngân hàng Trung ương cũng là cơ quan phát hành tiền tệ và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. Ngân hàng Trung

ương là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữổn định giá trịđồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống ngân hàng 2 cấp. Còn các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh, trung gian tài chính. Hệ thống ngân hàng hai cấp tiếp tục

được quy định trong 02 luật: Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998 tạo khung pháp lý cho quá trình phát

triển lâu dài của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Về cơ bản hệ thống ngân hàng theo pháp lệnh năm 1990 đã tháo bỏđược tính độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng bằng cách cho phép thành lập các ngân hàng thương mại theo nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Bên cạnh đó, việc cho lập các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thu hút được vốn

đầu tư, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng và thúc đẩy quá trình cạnh tranh trong toàn hệ thống. Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được điều chỉnh theo xu hướng chung của thế giới, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập. Có thể khái quát hệ thống các tổ chức tín dụng theo sơđồ sau:

Sơđồ 3.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam

Trải qua hơn 10 năm cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, có thể thấy hệ

thống đã trở nên đa dạng hóa về hoạt động ngân hàng về hình thức sở hữu cũng như

số lượng ngân hàng. Bảng 3.1 cho thấy sự phát triển về số lượng và hình thức sở

hữu ngân hàng thương mại. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có chiều hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên đến năm 2012 do hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu

Hệ thống TCTD

Ngân hàng TCTD phi ngân hàng

6 Ngân hàng TM NN

35 Ngân hàng TMCP

50 Chi nhánh NHNNg

4 Ngân hàng liên doanh

5 Ngân hàng 100% vốn NNg

Công ty tài chính Công ty cho thuê tài chính

Quỹ TDND

kém buộc phải sáp nhập, hợp nhất dẫn đến số lượng các ngân hàng thương mại cổ

phần sụt giảm. Trong khi đó, sau khi được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã có 5 ngân hàng tham gia vào thị trường ngân hàng Việt Nam. Điều

đó khẳng định hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc liệt giữa các

đối thủ trong ngành.

Bảng 3.1 : Số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm

Loại hình ngân hàng 2001 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng thương mại Nhà nước 5 5 5 5 5 5 5 6 Ngân hàng thương mại cổ phần 39 37 37 34 34 40 40 35

Ngân hàng liên doanh 4 4 5 5 5 5 5 4

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 26 27 31 31 41 39 49 50 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 0 0 0 5 5 5

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Có thể thấy trước năm 2007, đây là giai đoạn mà các ngân hàng thương mại Việt Nam tương đối phát triển. Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước giai đoạn này đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu toàn diện theo đề án tái cơ cấu lại ngân hàng thương mại Nhà nước được Chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 nhằm cơ cấu lại bộ

máy tổ chức, phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại. Trong khi đó, ngân hàng thương mại cổ phần được củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý tài chính, giải thể, sát nhập, hợp nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn thể hiện rõ vai trò quan trọng

đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở đi do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng và các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Có thể thấy, giai

Một phần của tài liệu Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 67)