Phát triển theo định hướng thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 130 - 131)

Kết quả nghiên cứu về mặt định lượng về hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ ra rằng số lượng các ngân hàng đạt hiệu suất giảm theo quy mô chiếm phần lớn. Điều này thể hiện các ngân hàng đang hoạt động không tối ưu hóa quy mô của mình dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó, đối với các ngân hàng đạt hiệu suất giảm theo quy mô cần phải giảm quy mô hoạt động, còn đối với ngân hàng đạt hiêu suất tăng theo quy mô thì cần tăng quy mô để nâng cao hiệu quả

hoạt động từđó tăng cường năng lực cạnh tranh. Một trong những hình thức để thay

đổi quy mô là xác định thị trường mục tiêu để thay đổi quy mô giảm thiểu chi phí. Trong giai đoạn vừa qua một trong những yếu kém đáng chú ý nhất của hệ

thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam là sự tăng trưởng một cách không cân đối trong nhiều năm. Sự mất cân đối này cần được nhìn nhận cả trên phương diện vĩ mô và vi mô. Sự tăng trưởng nhanh về quy mô và vốn trong khi các thiết chế quản lý chưa theo kịp là các vấn đề nội tại của khu vực này.

Mỗi một ngân hàng có quy mô về nguồn vốn và chi nhánh khác nhau do đó không phải thị trường nào cũng tham gia thì sẽ đem lại hiệu quả. Do đó, các ngân hàng thương mại cần xác định rõ phân khúc thị trường mục tiêu để tập trung phát triển nhằm tối ưu hóa các yếu tốđầu vào. Có thể thấy, khi xác định được thị trường mục tiêu ngân hàng sẽ chuyên tâm hơn, đầu tư hiệu quả tập trung mà không bị phân tán các nguồn lực.

Một phần của tài liệu Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 130 - 131)