Mức độc ạnh tranh của các đối thủ hiện tại:

Một phần của tài liệu Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 79)

Tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam: Kể từ năm 2000 tốc độ

tăng trưởng tín dụng của ngành là rất cao, đặc biệt giai đoạn từ 2006 đến 2010 tốc

độ tăng trưởng tín dụng lên tới 35% và tốc độ tăng trưởng huy động cũng lên tới 28%. Có thể thấy qua các năm tốc độ tăng trưởng tín dụng thường cao hơn tốc độ

và huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng để tài trợ thanh khoản thiếu hụt hoặc tạo nguồn mở rộng tín dụng. Từ đó, làm gia tăng chi phí của các ngân hàng ảnh hưởng tới lợi nhuận và mức độ cạnh tranh gia tăng.

Sự khác biệt về sản phẩm và chi phí chuyển đổi của khách hàng: Có thể thấy

đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là tương tự nhau vì vậy khả năng thay thế là rất cao dẫn đến cầu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là tương đối co giãn. Do đó, khi có sự biến động nhỏ về giá sẽ dẫn đến lượng cầu thay đổi mạnh. Đơn cử

như đối với hoạt động thu hút vốn của ngân hàng có nhiều biến động cùng với sự

thay đổi của lãi suất ngân hàng. Năm 2008 có thể coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12 tháng. Diễn biến lãi suất trong năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính: cuộc đua lãi suất của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2008 và một cuộc đua khác theo chiều hướng ngược lại, đua giảm lãi suất dù kém quyết liệt hơn. Từ mức lãi suất 8,5% vào tháng 1 đã tăng lên 18,5% vào tháng 6. Có một làn sóng ồ ạt người dân rút tiền của ngân hàng có lãi suất thấp và chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao. 6 tháng cuối năm các ngân hàng lại vào cuộc

đua mới với lãi suất giảm mạnh. Việc điều chỉnh lãi suất huy động giảm mạnh cung dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm theo. Thêm vào đó lượng vốn huy động từ đầu năm khá lớn nên các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư. Bên cạnh đó, chi phí chuyển đổi của khách hàng là không cao không tạo rào cản chuyển

đổi của khách hàng sang các ngân hàng khác. Từđó có thể thấy việc cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gia tăng.

Hàng rào rút khỏi ngành cao: Bắt đầu từ năm 2004 các ngân hàng hoạch

định mở rộng mạng lưới chi nhánh là một trong những ưu tiên hàng đầu của các NHTM. Việc mở rộng mạng lưới cho thấy chi phí mua sắm hay thuê mướn mặt bằng đều khá cao so với ngành nghề kinh doanh khác. Thêm vào đó đặc thù của ngân hàng khi mở rộng các điểm giao dịch là các địa điểm phải nằm ở những vị trí dễ giao dịch, dễ quảng bá thương hiệu nên chi phí thường cao. Tại mỗi điểm giao dịch dù lớn hay nhỏ đều phải bỏ chi phí tương tự: đầu tư trụ sở, đầu tư tài sản cố

định, xe cộ, máy móc thiết bị, quảng bá, điện nước,…Đi kèm với chi phí điểm giao dịch là chi phí về nhân sự. Đây là khoản chi phí rất lớn của các ngân hàng thương mại. Việc cạnh tranh của các ngân hàng sẽ có xu hướng gia tăng khi do chi phí cao khi rút lui khỏi ngành.

Một phần của tài liệu Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 79)