Giải pháp từ Ngân hàng Nhàn ướ c

Một phần của tài liệu Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 127 - 130)

Một là, Ngân hàng Nhà nước cần tích cực, chủ động giám sát hoạt động của hệ thống theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và không can thiệp sâu bằng các mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực thể chế, rà soát các cơ chế

chính sách theo hướng thị trường, tạo môi trường lành mạnh cho hệ thống ngân hàng. Như là: Xây dựng khung pháp lý về thành lập ngân hàng theo hướng một cách chặt chẽ, hợp lý; sửa đổi; cho phép ngân hàng được phép tịch biên tài sản; nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo chuẩn quốc tế; rà soát vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II.

Trong đó, các văn bản pháp luật và các công cụ phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế vừa phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam để các NHTM chủ động thực hiện chính sách và vận hành công cụ điều tiết của NHNN cũng như các

cơ quan chức năng nhằm phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, thông qua chức năng vai trò của nhà nước trong việc điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho NHTM, nhưng cũng không nên tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị

trường tuân thủ “luật chơi” đã qui định. Đây là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả.

Hai là, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển công nghệ

ngân hàng để giảm thiểu chi phí hoạt động cho các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người quản lý trực tiếp hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN cần giúp đỡ, tư vấn để các ngân hàng phát triển hệ thống thông tin hiệu quả, minh bạch, chất lượng, uy tín và bền vững.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần phải đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ

thống ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Đặc biệt, NHNN cần đưa ra lộ trình cụ thể cần đạt được sau tái cấu trúc để các ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Đối với các NHTM Nhà nước, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn Nhà nước

ở mức hợp lý, bằng việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại mỗi ngân hàng lên tùy theo qui mô của từng ngân hàng. Tuy nhiên, việc nâng tỷ

lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thể dẫn đến khả năng bị thâu tóm của các ngân hàng tăng lên. Vì vậy, NHNN cần xây dựng các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng này bằng cách tập trung xây dựng các ngân hàng lớn có đủ năng lực cạnh tranh quốc tế với đầy đủ các tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế. Bên cạnh đó, cần giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng. nhiều yếu tố. Thực trạng trên cho thấy, khu vực ngân hàng Việt Nam

đang đứng trước yêu cầu về tái cơ cấu mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, do khu vực ngân hàng là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế nên việc cơ cấu lại cần

được nhìn nhận trên phương diện tổng thể. Do đó, nội dung và trọng tâm cơ cấu lại khu vực ngân hàng Việt Nam hiện nay không chỉ từ góc độ vi mô (từng ngân hàng) mà cả từ góc độ vĩ mô (Nhà nước/Chính phủ).

Trước tiên, trên phương diện vĩ mô, vấn đề mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng cần phải được “cơ cấu lại” theo hướng mới là không nên đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá mà thay vào đó là một mức tăng trưởng hợp lý, bền vững. Khi đó áp lực tăng trưởng kinh tế không đè nặng lên hệ thống ngân hàng, làm cho khu vực này dễ tổn thương và kém hiệu quả. Một số cơ cấu vĩ mô khác cũng cần

được cơ cấu lại để đảm bảo phát triển và tăng trưởng bền vững như cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu ngành sản xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngân sách…

Về phương diện vi mô, các ngân hàng cần tiến hành cơ cấu lại thị trường, sản phẩm và cơ cấu tài sản cho phù hợp với năng lực quản lý của mình, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững. Với cơ cấu tài sản và sản phẩm như hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam rất dễ bị tổn thương (như năm 2008). Đối với các NHTM Nhà nước vừa mới cổ phần hóa cần tập trung cải thiện quản trị tại ngân hàng này theo chuẩn quốc tế vì nơi đây tập trung nguồn lực lớn của Nhà nước, coi

đây là hình mẫu về quản trị ngân hàng hiện đại ở Việt Nam.

Bốn là, Ngân hàng Nhà nước cần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trước hết và cần thiết phải giải quyết triệt để nợ xấu. NHNN chỉ đạo sát sao buộc các NHTM cơ cấu lại khoản nợ xấu để sử dụng các công cụ giảm nợ xấu. Bên cạnh

đó, giám sát quan hệ sở hữu chéo giữa các TCTD với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế. Đặc biệt, cần nâng cao vai trò của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao an toàn cho toàn hệ thống.

Cần quan tâm tới 4 trong 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng do Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đề xuất: Giải pháp đầu tiên là các ngân hàng chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này sẽ giúp NHTM nhanh chóng bù

đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng. Thứ hai, các ngân hàng cần có chính sách

tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn này. Cách thức này giúp giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ

lệ nợ xấu. Thứ ba, ngân hàng cần tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%. Đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30% vốn điều lệ. Thứ tư, Chính phủ

cần cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiểm lực tài chính mạnh, quản trị

doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém.

Một phần của tài liệu Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)