Quán triệt Nghị quyết đại hội lần IX, Bộ giáo dục& đào tạo với sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001– 2010, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Chiến lược đã cụ thể hoá đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp về giáo dục với các mục tiêu : “..Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục; ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng KH-CN trình độ cao; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu giáo dục...” [37]. Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 xác định rõ “Mục tiêu chiến lược của giáo dục Việt Nam là tập trung nâng cao chất lượng toàn diện, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; nhấn mạnh đến việc “dạy người”, đồng thời với dạy chữ và “dạy nghề”...” [8]
Để đạt được những mục tiêu trên, vấn đề xây dựng đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục là hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược to lớn vì đây là lực lượng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân trong giai đoạn mới.
Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư ngày 15 tháng 6 năm 2004 ghi rõ:
“Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng và chính quyền, là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện..”[1]. Để đáp ứng yêu cầu trên, giáo dục Việt Nam đã có
những bước đổi mới. Song song với việc đổi mới công tác quản lý GD & ĐT, tập trung cao vào việc xây dựng chuẩn giáo viên các cấp, đặc biệt là xây dựng chuẩn chuẩn hiệu trưởng trường THCS với mục tiêu là đội ngũ nhà giáo và CBQL được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề..