Biện pháp 1: Hoàn thiện quy hoạch và bổ sung quy hoạch hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở của huyện An Lão

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường trung học cơ sở của Huyện An Lão thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 96)

2 75 80 10 3,15 6 Phối hợp tốt việc đãi ngộ về vật

3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện quy hoạch và bổ sung quy hoạch hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở của huyện An Lão

sở của huyện An Lão thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

Trên cơ sở thực trạng, những quan điểm, phương hướng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của huyện An Lão, vận dụng lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất những biện pháp về phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện An Lão như sau:

3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện quy hoạch và bổ sung quy hoạch hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở của huyện An Lão đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở của huyện An Lão

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu

Quy hoạch: là một bản luận chứng khoa học, trong đó thể hiện sự bố trí, sắp xếp toàn bộ cả nhân lực, vật lực và tài lực theo một quy trình hợp lý cho từng thời gian làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.

Quy hoạch cán bộ: là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch nhằm xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành trong từng giai đoạn cách mạng.

Công tác quy hoạch cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng. Nó giúp cho việc bổ nhiệm CBQL được chủ động, nhờ có quy hoạch cán bộ mà đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn được đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, năng lực và nghiệp vụ quản lý trước khi bổ nhiệm. Có quy hoạch đội

ngũ CBQL giáo dục thì mới đáp ứng được nhiệm vụ quản lý giáo dục trước mắt cũng như lâu dài.

* Công tác quy hoạch CBQL cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Quy hoạch cán bộ phải quán triệt quan điểm: Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phải phát huy trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong quy hoạch. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan đơn vị; phải quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Quy hoạch đội ngũ CBQL phải xây dựng được tiêu chuẩn, chức danh cụ thể, phải gắn chặt với việc đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, lựa chọn đúng cán bộ; phải có tầm nhìn, phải khách quan, công tâm. Việc đánh giá đúng cán bộ, công chức, viên chức không chỉ là để khen, chê mà quan trọng hơn là nhằm phát hiện những nhân tố tích cực, có triển vọng để bồi dưỡng, tuyển chọn họ vào quy hoạch cán bộ.

Quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS phải gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nếu chỉ có quy hoạch mà không chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ tự thân vận động thì họ khó định hướng phấn đấu, chậm trưởng thành và phát triển không vững chắc. Mặt khác, quy hoạch cán bộ thực chất là để có kế hoạch chủ động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp họ nhanh chóng trưởng thành theo mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL phải có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và có chương trình đào tạo thiết thực, nếu không sẽ không bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ.

Quy hoạch cán bộ phải gắn với việc mạnh dạn phân công, giao việc cho cán bộ trong quy hoạch để thử thách, đồng thời cử người trách nhiệm bồi dưỡng, dìu dắt, giúp đỡ họ. Phải có kế hoạch định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch cán bộ để kịp thời bổ sung, điều chỉnh những thiếu sót, không còn phù hợp trong quy hoạch để quy hoạch thực hiện bảo đảm có chất lượng và hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung và các thức thực hiện

Nội dung xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS gồm:

(1) Dự báo nhu cầu CBQL ở các trường THCS và xác định nguồn bổ sung. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường THCS để xác định nguồn bổ sung thay thế, người về hưu và không được tiếp tục bổ nhiệm lại hoặc bãi miễn.

(2) Hoàn thiện xây dựng tiêu chí cho giáo viên nằm trong diện quy hoạch CBQL ( nguồn CBQL).

(3) Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ trong quy hoạch và chuẩn y danh sách. (4) Tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra khuyến nghị (nếu có) đối với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.

Để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung trên, Phòng giáo dục phải phối hợp tốt với Ban tổ chức Huyện ủy và các phòng ban liên quan thực hiện tốt những công việc sau:

- Xác định số lượng dự nguồn cần có: Một là, xây dựng dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển về số học sinh, số lớp, số trưởng, hạng trường để xác định nguồn quy hoạch. Hai là, hàng năm, thực hiện rà soát và nhận xét đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, về phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, sức khỏe, để xác định nguồn bổ sung.

- Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên diện quy hoạch CBQL

- Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh sách, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tổ chức hội nghị 1.

Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Hình thức: Bỏ phiếu kín.

Bước 2: Tổ chức hội nghị 2.

Thành phần: Cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội nhà trường.

Nội dung: Căn cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, hội nghị chủ chốt thảo luận, xác định yêu cầu, phương hướng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL.

Bước 3: Tổ chức hội nghi 3.

Thành phần: Lãnh đạo Ban tổ chức Huyện ủy, phòng GD & ĐT, chuyên viên tổ THCS, cán bộ phụ trách thi đua, thanh tra, tổ chức, tài vụ của phòng GD & ĐT.

Nội dung: Thảo luận, bình xét, giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL ở các trường THCS trong huyện, trên cơ sở danh sách đã có từ kết quả hội nghị 2. Lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch.

Bước 4: Phòng GD & ĐT báo cáo kết quả thực hiện quy trình, quy hoạch và trình Huyện ủy, UBND huyện phê duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm, bãi miễn và luân chuyển đội ngũ CBQL hàng năm.

Sau mỗi đợt làm quy hoạch, phòng giáo dục tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy hoạch đã được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y phòng GD & ĐT có kế hoạch bồi dưỡng. Ở nội dung này, Phòng GD & ĐT phải là cơ quan chủ trì.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường trung học cơ sở của Huyện An Lão thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)