ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương , nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên CBQL
0 0 6 100 165 4,52
6 Điểm trung bình 4,60
Cách tính điểm
Điểm mỗi loại = số người cho điểm nhân với loại điểm đó.
Điểm mỗi biện pháp = Tổng điểm các loại chia cho tổng số người tham gia đánh giá.
Điểm trung bình đánh giá chung tính hợp lý (hoặc tính khả thi) = tổng điểm 5 biệp pháp chia cho 5.
Kết quả tổng hợp, điểm trung bình được 4,60 điểm, trong đó các biện pháp đều có số điểm trung bình từ 4,43 trở lên, cho thấy cả 5 biện pháp đều có tính hợp lý và khả thi cao; biện pháp “Hoàn thiện qui hoạch đội ngũ CBQL ở các trường THCS” và “Đổi mới công tác đào tao, bồi dưỡng” được đánh giá là 2 biện pháp quan trọng có tính hợp lý và khả thi cao nhất.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận về đội ngũ CBQL, thực trạng đội ngũ CBQL, căn cứ định hướng phát triển KT- XH, phát triển GD & ĐT của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, Tác giả đã đưa ra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của Huyện An Lão trong giai đoạn hiện nay; để có được đội ngũ CBQL ở các trường THCS có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp đã được trình bày tại chương 3, các biện pháp đã được khảo nghiệm, các chuyên gia đánh giá cao về tính hợp lý và tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận
Đội ngũ CBQL giáo dục THCS là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục THCS, do vậy họ cần hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn.
Từ thực tiễn giáo dục THCS huyện An Lão, thành phố Hải phòng cho thấy đội ngũ CBQL trường THCS của huyện trong những năm qua đã đáp ứng một phần yêu cầu về công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, thì công tác quản lý các trường THCS còn nhiều bất cập, trình độ, năng lực của một số CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS một cách đồng bộ, có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chất lượng giáo dục THCS huyện An Lão thành phố Hải Phòng.
Với những mục tiêu, yêu cầu trên, luận văn đã nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ nói chung, cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn huyện nói riêng; trên cơ sở các luận chứng, luận cứ kể trên, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện An Lão thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp trên đều đã được khảo nghiệm trong thực tế, được các chuyên gia đánh giá về tính hợp lý và tính khả thi cao.