2 75 80 10 3,15 6 Phối hợp tốt việc đãi ngộ về vật
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp phải lưu ý tính kế thừa, tôn trọng quá khứ, lịch sử. Đội ngũ CBQL ở các nhà trường được hình thành cùng với lịch sử phát triển trường học. Vì vậy, ở bất cứ thời điểm nào đội ngũ CBQL ở các nhà trường đều có sự phân hóa như: chênh lệch về độ tuổi, trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ. Những CBQL cao tuổi thường có trình độ đào tạo thấp, việc tiếp cận kiến thức mới, tiếp cận với khoa học, kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại gặp nhiều khó khăn. Song, đội ngũ này có bề dày kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình công tác. Ngược lại, đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, tư duy nhạy bén, được trang bị và cập nhật kiến thức hiện đại, năng động sáng tạo nhưng lại ít kinh nghiệm được đúc rút qua thực tế công tác. Như vậy, công tác phát triển đội ngũ CBQLGD cần phải đảm bảo tính kế thừa của lịch sử. Đó là cần phát huy tối đa những kinh nghiệm và các thành tựu mà thế hệ trước tích lũy được, cập nhật và bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong quản lý giáo dục. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để bổ sung, bồi dưỡng những kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ CBQL trẻ, đội ngũ CBQL mới được bổ nhiệm và đội ngũ nhà giáo trong quy hoạch CBQL. Do đó những biện pháp chỉ thay đổi những bất cập, xóa bỏ những yếu kém, đồng thời các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng của xã hội, trước hết là phát huy ý thức tự giác, năng lực của đội
ngũ CBQL để nâng cao chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ CBQL.