1.4.4.1. Đối với người học
Học sinh cấp THCS có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, được cao hơn 1 tuổi đối với học sinh từ nước ngoài về, được cao hơn 2 tuổi đối với học sinh dân tộc thiểu số, trẻ mồ côi, học sinh hoà nhập. Học sinh cấp học này ở độ tuổi thiếu niên có tâm lý diễn biến khá phức tạp, chưa là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, vì vậy cần có sự quan tâm đặc biệt của nhà trường cũng như gia đình và xã hội. Để học sinh phát triển toàn diện thì giáo dục trong nhà trường phải diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, có những biện pháp quản lý phù hợp với học sinh ở lứa tuổi này.
1.4.4.2. Đối với người dạy
Giáo viên trường THCS là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Họ là những người có trình độ cao đẳng trở lên, được đào tạo trong các trường sư phạm, hoặc các trường cao đẳng, đại học khác nhau nhưng có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các khoa, trường sư phạm cấp. Giáo viên trong nhà trường là người giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường; họ là những người luôn luôn phải học tập, rèn luyện không ngừng; luôn phải có những ngôn ngữ, hành vi ứng xử mẫu mực cho học sinh noi theo.
Ngày 20 tháng 12 năm 2008, bộ GD & ĐT đã ban hành quyết định quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học.
1.4.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Trung học cơ sở
Hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vào các yếu tố sau:
(2) Đội ngũ giáo viên, nhân viên. (3) Trình độ đầu vào của học sinh. (4) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Do đó, nhà trường có thực hiện được tốt mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không, một phần quyết định là tuỳ thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người CBQL nhà trường, vai trò trụ cột là hiệu trưởng. Vai trò tổ chức, quản lý của người hiệu trưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi hoạt động của nhà trường.
Người hiệu trưởng trong nhà trường XHCN không phải chỉ cần biết tổ chức, chỉ đạo việc dạy và học theo nhu cầu của xã hội mà điều quan trọng hơn là phải biến nhà trường thành công cụ của chuyên chính vô sản.
Như vậy, người hiệu trưởng phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là sợi chỉ hồng xuyên suốt trong tư tưởng; có tinh thần cách mạng cao, có tinh thần đoàn kết, hiểu rõ mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, hiểu rõ các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục; Phải là nhà giáo có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong tập thể nhà trường.
Tại Điều 19, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành ngày 02 tháng 4 năm 2007 có quy định: Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.
Thực hiện các quyết định của hội đồng trường .
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen
thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên.
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của bộ Giáo dục & Đào tạo.
Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.
Thực hiện các chế độ khác của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng
Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công.
Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng uỷ quyền.
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. [7]
Hiệu trưởng P. H trưởng P. H trưởng Tổ CM Tổ hành chính Các bộ phận Các bộ phận Các ban
Sơ đồ 1.2: Phân cấp quản lý trường THCS.
Về tiêu chuẩn của hiệu trưởng
Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ GD & ĐT đã ban hành Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, theo đó Chuẩn hiệu trưởng gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí với các nội dung chính sau:
Về phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc. Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Có ý chí vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.
Về đạo đức nghề nghiệp: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường. Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực. Không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường. Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân
tộc trong xu thế hội nhập. Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm. Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả.
Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông: Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học. Nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý. Am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục. Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực. Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo.Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số). Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc.
Về năng lực quản lí nhà trường Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục. Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường. Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường. Xác định được các mục tiêu ưu tiên. Thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc của các thày cô giáo; động viên, khích lệ mọi thành viên trong nhà trường tích cực
tham gia phong trào thi đua xây dựng ”Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chủ động tham gia và khuyến khích các thành viên trong trường tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và dám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Tổ chức xây dựng kế hoạch của nhà trường phù hợp với tầm nhìn chiến lược và các chương trình hành động của nhà trường. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả. Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường. Động viên đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ ở cơ sở, xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong toàn trường; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên, cán bộ và nhân viên. Tuyển sinh, tiếp nhận học sinh đúng quy định, làm tốt công tác quản lý học sinh. Thực hiện chương trình các môn học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đạt kết quả học tập cao trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo các quy định hiện hành. Tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của từng giáo viên, của các tổ bộ môn và tập thể sư phạm của trường. Thực hiện giáo dục toàn diện, phát triển tối đa tiềm năng của người học, để mỗi học sinh có phẩm chất đạo đức làm nền tảng cho một công dân tốt, có khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tiềm năng sẵn có của mình và nhu cầu của xã hội. Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng quy định. Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông. Xây dựng nếp sống văn hoá và môi
trường sư phạm. Tạo cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn và lành mạnh. Xây dựng và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình học sinh để đạt hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Tổ chức, phối hợp với các đoàn thể và các lực lượng trong cộng đồng xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, tạo dựng niềm tin, giá trị đạo đức, văn hoá và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Quản lý hành chính: Xây dựng và cải tiến các quy trình hoạt động, thủ tục hành chính của nhà trường. Quản lý hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua. Động viên, khích lệ, trân trọng và đánh giá đúng thành tích của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục. ng dụng có kết quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học. Tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hợp tác và chia sẻ thông tin về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý với các cơ sở giáo dục, cá nhân và tổ chức khác để hỗ trợ phát triển nhà trường. Thông tin, báo cáo các lĩnh vực hoạt động của nhà trường đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định. Tổ chức đánh giá khách quan, khoa học, công bằng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, kết quả công tác, rèn luyện của giáo viên, cán bộ, nhân viên và lãnh đạo nhà trường. Thực hiện tự đánh giá nhà trường và chấp hành kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định [9].