Các văn bản pháp quy của nhà nước về công tác quản lý của hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 120)

8. Cấu trúc của luận vă n

1.6.1 Các văn bản pháp quy của nhà nước về công tác quản lý của hiệu

còn dựa trên cơ sở thực tiễn của trường đó.

1.6. Các yếu tốảnh hưởng tới quản lý quy chế chuyên môn

1.6.1 Các văn bn pháp quy ca nhà nước v công tác qun lý ca hiu trưởng trưởng

Trong qui định của Luật giáo dục năm 2005 ở điều 54, và Điều lệ trường THPT năm 2011đã nêu rất rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng:

Về trách nhiệm thì hiệu trưởng phải là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về trường học. Cũng có thể thấy rằng trong các nhiệm vụ của hiệu trưởng thì nhiệm vụđầu tiên có thể coi là nhiệm vụ then chốt vì nó quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo của học sinh theo mục tiêu đã đề ra.

Hiệu trưởng trong quá trình quản lý, tác động đến từng cán bộ, giáo viên, các tổ chức chức năng trong nhà trường, đến tập thể giáo viên trong công tác giảng dạy và học tập. Mỗi giáo viên giảng dạy quản lý việc học tập, giáo dục học sinh. Mối quan hệ ở đây là mối quan hệ liên nhân cách. Mỗi học sinh lại quản lý việc học tập, giáo dục của chính mình. Như vậy sản phẩm cuối cùng của quá trình quản lý chuyên môn, quản lý quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông là con người được đào tạo với tri thức mới và nhân cách mới. Hơn nữa việc quản lý của hiệu trưởng đối với giáo viên chỉ có thể mang tính dân chủ, nhằm thuyết phục, giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên có thể phát huy hết khả năng, năng lực tự quản lý quá trình giảng dạy của mình.

Như vậy mối quan hệ quản lý giữa hiệu trưởng và giáo viên phải mang tính cộng đồng, hợp tác cao. Có thể nói hiệu trưởng phải là người biết sử dụng hợp lý thời gian và sức lao động của giáo viên, bình tĩnh có niềm tin với mọi người, không nên kèm cặp và sát sao quá. Trong quan hệ với đồng nghiệp, hiệu trưởng phải có yêu cầu nghiêm túc đối với công tác giảng dạy và đặc biệt là hiệu suất lao động sư phạm của họ. Người hiệu trưởng phải quan tâm đặc biệt đến đời sống, sức khỏe và sự trưởng thành nghề nghiệp của giáo viên, cố gắng đưa ra những nhận xét khen chê kịp thời đối với giáo viên nhằm khuyến khích công tác nhiệt tình của họ.

Hiệu trưởng phải nắm được đặc điểm sư phạm của giáo viên, thấy được sự phức tạp tinh tế, khó khăn của công tác giảng dạy, đồng thời cũng thấy rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác giáo dục trong giai đoạn đất nước hiên nay. Bác Hồ nói “Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục phải là xây dựng đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục, yêu nghề yêu trường, hết lòng yêu thương, chăm sóc giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực hiện, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.

Hiệu trưởng quản lý việc dạy của tập thể giáo viên, và học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu giáo dục. Hiệu trưởng tác động đến từng giáo viên và cả tập thể giáo viên, học sinh trong việc đầu tư nội dung trong việc làm phương pháp dạy học, giáo dục, giáo dưỡng. Người hiệu trưởng phải năng động sáng tạo, tìm tòi biện pháp quản lý mới sao cho phù hợp với thực tiễn và thuận lợi để nhanh chóng đạt được chất lượng, hiệu quả trong hoạt động dạy học- nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường THPT. Trong hoạt động dạy học, người thầy giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì người thầy giáo đã tạo ra động lực để học sinh chiếm lĩnh tri thức hình thành và phát triển nhân cách mà xã hội đòi hỏi. Nhưng trong thực tế hoạt

động của người thầy giáo lại luôn bị phụ thuộc vào những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của người hiệu trưởng tạo ảnh hưởng to lớn đến chất lượng dạy của thầy và việc học tập của trò trong suốt quá trình giảng dạy. Do đó, tuy có các phó hiệu trưởng giúp việc, nhưng hiệu trưởng vẫn giữ vai trò thủ lĩnh thường xuyên nắm bắt thông tin quản lý và có quyết định kịp thời không để những hiện tượng thiếu trách nhiệm xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong tương lai.

1.6.2 Các yếu t trong nhà trường

1.6.2.1 Năng lực của hiệu trưởng

Hiệu trưởng đã đề ra được kế hoạch chung, kế hoạch quản lý giảng dạy. Với thực tế nhà trường, có những quyết định đúng đắn kịp thời tổ chức thành công công việc hợp lý tương đối khoa học, đã biết quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, đồng thời xác định đúng, trọng tâm công tác là quản lý dạy học và tham gia giảng dạy.

Hiệu trưởng đã chỉđạo phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên, dự giờ thống nhất nội dung bài giảng có ý kiến đóng góp, xây dựng chỉ đạo các giáo viên tổ chức tốt thi cử, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ giáo viên giảng dạy, phát huy được tay nghề của mỗi giáo viên.

1.6.2.2 Năng lực của các tổ trưởng chuyên môn

Các tổ trưởng phần nhiều là còn rất trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề nên có những mặt mạnh đó là: Nhiệt tình với công việc của tổ chuyên môn dám nghĩ, dám làm, năng lực chuyên môn tốt, có trách nhiệm với tổ. Nhưng cũng gặp không ít khó khăn đó là: Kinh nghiệm quản lý các thành viên của tổ mình để tạo thành sức mạnh tổng hợp, chưa gắn kết được mọi người với nhau, chưa tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, còn hạn chếđóng góp ý

kiền rút kinh nghiệm giờ dạy của mình cho các thành viên trong tổ và giữa các thành viên trong tổ với nhau, do vậy mà chất lượng chuyên môn của tổ chưa được cao.

1.6.2.3 Năng lực thực hiện nhiệm vụ của giáo viên

Giáo viên trong các trường còn trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, chiếm phần lớn số giáo viên trong toàn trường. Do vậy trình độ chuyên môn nói chung là tương đối tốt nhưng kinh nghiệm giảng dạy thì chưa có là bao. Đó cũng là một phần ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường. Hơn thế nữa là một số đồng trí có tuổi nghề tương đối cao song kiến thức chuyên môn chưa cập nhật với tình hình hiện nay để đáp ứng được yêu cầu của học sinh. Tuy vậy nhà trường đã có một bộ phận giáo viên cốt cán, phụ trách công tác ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi, bồi dưỡng cho các học sinh dự thi vào các trường đại học theo các khối lớp đạt kết quả rất khả quan. Đây cũng là điểm sáng và đã từng bước được phụ huynh học sinh tin tưởng, được xã hội công nhận.

1.6.2.4. Sự hỗ trợ của các tổ chức và các nhân viên khác ở trường

Trước hết phải nói đến hội cha mẹ phụ huynh luôn luôn quan tâm đến phong trào của nhà trường như: Cùng với BGH và giáo viên chủ nhiệm lo cho học sinh việc học thêm để nâng cao trình độ, đồng thời hội cha mẹ học sinh còn quan tâm đến động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các em đạt thành tích cao trong học tập, làm động lực giúp các em học nỗ lực hơn trong học tập. Lực lượng tiếp theo là các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xung quanh nơi trường đóng đã đóng góp cả kinh tế, và cùng nhà trường phối hợp về nhiều mặt. Còn các lực lượng khác trong nhà trường như bộ phận hành chính, bảo vệ đã cùng phối hợp chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra với hiệu quả cao nhất.

1.6.3 Yếu tnh hưởng ngoài trường

1.6.3.1 Chủ trương chính sách quản lý giáo dục các cấp

Như chúng ta đã biết Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục và đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã hết sức quan tâm đến giáo dục của nhà trường như: Trường THPT Phú Lương, THPT Khánh Hòa, THPT Yên Ninh đã được đầu tư về cơ sở vật chất, dần đáp ứng được nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới. Sở giáo dục đào tạo Thái Nguyên đã trang bị cho các trường trong huyện các thiết bị phục vụ dạy học một cách đầy đủ. Sự gắn kết của 3 trường THPT trong huyện đã tạo được một sức mạnh thúc đẩy phong trào giáo dục của huyện ngày càng phát triển.

Nói tóm lại các trường THPT trong huyện luôn được sự quan tâm của các ngành, các cấp từ tỉnh đến địa phương. Đến nay các nhà trường đã cơ bản có đầy đủ cơ sở vật chất, với chất lượng giáo dục ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

1.6.3.2 Mối quan hệ giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường

Nhà trường đã có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương mà có học sinh học, thể hiện ở chỗ hàng năm nhà trường đã tổ chức gặp mặt giao lưu với các cấp lãnh đạo của các xã.

Cùng với nhà trường các tổ chức an ninh xã, thị trấn, cũng đã phối hợp với nhà trường giữ gìn trật tự an ninh, phòng chống tệ nạn xã hội.

1.6.3.3 Môi trường xã hội và gia đình học sinh

Huyện Phú Lương là huyện kinh tế còn khó khăn, đại đa số học sinh vừa đi học vừa phải giúp gia đình làm việc. Do vậy sự quản lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt các tệ nạn xã hội từng ngày, từng giờ đang xâm nhập vào nhà trường.

Học sinh ở các xã xa thường xuyên phải ở trọ vì không thể về gia đình hàng ngày được nên việc quản lý cũng gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa học sinh của nhà trường phần nhiều học sinh thuộc hộ nghèo, diện nằm trong vùng khó khăn. Do vậy việc huy động tài chính, nguồn lực xã hội hóa gặp không ít khó khăn, nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều đến con em mình, toàn bộ phó thác cho nhà trường.

1.6.3.4 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Các trường THPT huyện Phú Lương đã được trang bị các phòng học kiên cố, có đủ phòng học tin, phòng thực hành Lý, Hóa-Sinh. Trường THPT Khánh Hòa, THPT yên Ninh đã có đủ phòng học cho học sinh học 1 ca, trường THPT Phú Lương còn khó khăn hơn về cơ sở vật chất, hiện nay vẫn phải cho học sinh học 2 ca nên khó khăn trong việc bố trí phòng cho giáo viên bồi dường học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém hay ôn tốt nghiệp cho học sinh lớp 12. Thư viện của các nhà trường hiện nay chỉ có vai trò là kho đựng sách, chưa có đủ diện tích theo quy định về thư viện đạt chuẩn.

Kết luận chương I

Trong chương này, tôi phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản và chủ yếu các khái niệm quản lý, quản lý trường học, quản lý của hiệu trưởng trường THPT, quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT, nội dung quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn. Đây là những vấn đề rất cơ bản, điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức và quản lý thực hiện quy chế chuyên môn. Từ đó có cơ sở để nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT huyện Phú Lương nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày một phát triển.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN PHÚ LƯƠNG

TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Vài nét về tình hình các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên.

Phú Lương có tổng diện tích tự nhiên là 369,34 km2 gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã, dân số có mặt đến 2012 là 105.152 người.

Những năm gần đây giáo dục đào tạo của huyện Phú Lương tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng dạy và học, các cấp học, bậc học, tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

Huyện Phú Lương trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vấn đề bức xúc nhất thể hiện trong chính sách phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục phổ thông. Vì chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng vững chắc cho đào tạo lao động kỹ thuật có chất lượng, các kỹ năng cho các loại ngành nghề và các loại hình kinh tế, tổ chức lao động với trình độ khoa học công nghệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đổi mới cơ chế quản lý- sử dụng lao động cho phù hợp.

Huyện Phú Lương phát triển quy mô các lớp học, ngành học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp, nội dung, và cơ chế quản lý giáo dục, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh công

tác xã hội hóa Giáo dục-Đào tạo, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học trong nhà trường.

Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên có 03 trường THPT:

THPT Phú Lương được thành lập năm 1965 với quy mô 45 lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế: 112 người trong đó: cán bộ quản lý 04 đ/c, giáo viên: 101 đ/c, nhân viên, văn phòng: 07 đ/c. Ngoài ra, còn có bộ phận hợp đồng bảo vệ, vệ sinh: 10 đ/c.

THPT Khánh Hòa được thành lập năm 1994 với quy mô 24 lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế: 64 người trong đó: cán bộ quản lý 04 đ/c, giáo viên: 55 đ/c, nhân viên, văn phòng: 05 đ/c. Ngoài ra, còn có bộ phận hợp đồng bảo vệ, vệ sinh: 06 đ/c.

THPT Yên Ninh được thành lập năm 2002 với quy mô 15 lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế: 39 người trong đó: cán bộ quản lý 03 đ/c, giáo viên: 31đ/c, nhân viên, văn phòng: 05 đ/c. Ngoài ra, còn có bộ phận hợp đồng bảo vệ, vệ sinh: 05 đ/c.

Số học sinh của các trường trong 03 năm gần đây là:

Bảng 2.1. Quy mô phát triển học sinh của các trường THPT Huyện Phú Lương

Nămhọc THPT Phú Lương THPT Khánh Hòa THPT Yên Ninh 2009- 2010 1968 1054 511 2010- 2011 1911 1071 450 2011- 2012 1934 1053 462

2.2. Thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Lương tỉnh Thái Nguyên

Đội ngũ giáo viên trường THPT Phú Lương không chỉ tăng nhanh về số lượng, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên bước đầu được khẳng định với 100% đạt chuẩn. Trường THPT Phú Lương có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 112 đồng chí, trong đó có 15 thạc sỹ, 01 giáo viên đang nghiên cứu sinh, 05 giáo viên đang đi học cao học. Trường THPT Khánh Hòa có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 64 đồng chí, trong đó có 10 thạc sỹ, 04 giáo viên đang đi học cao học. Trường THPT Yên Ninh có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 39 đồng chí, trong đó có 02 thạc sỹ, 04 giáo viên đang đi học cao học. Nhiều giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Các trường THPT huyện Phú Lương cơ bản là giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác giảng dạy tâm huyết với nghề. Nhờ đội ngũ giáo viên vững vàng về

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 120)