8. Cấu trúc của luận vă n
1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà
Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường; căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi chung là
trường trung học) ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT; các văn bản chỉđạo của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chuyên môn, công tác khảo thí và kiểm định chất lượng, công tác kiểm tra- thanh tra trong nhà trường; các Hiệu trưởng thường xây dựng, hướng dẫn và quy định một số nội dung về quy chế chuyên môn như sau:
Quy định chung:
Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện Điều 2. Mục đích yêu cầu
Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn Một số nội dung trong quy chế:
1. Vai trò của tổ chuyên môn:
Mỗi tổ, nhóm chuyên môn là một đơn vị chức năng giáo dục của nhà trường, cụ thể:
- Thông qua sinh hoạt chuyên môn, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng giáo viện, giúp giáo viên biết rõ, nắm vững mà nói và làm cho đúng quan điểm, không làm sai, không nói trái với qui định.
- Thông qua sinh hoạt chuyên môn, cụ thể hoá các chủ trương , kế hoạch công tác của trường, giúp giáo viên biết rõ nhiệm vụ và yêu cầu thực thi nhiệm vụ của bản thân.
- Tập hợp những tác động tối ưu của quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục bao gồm sự tham gia cộng tác, sự phối hợp hỗ trợ, sựđóng góp ý kiến phản hồi..
* Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:
- Sinh hoạt định kì theo qui định 2 tuần 1 lần, tập trung chủ yếu vào việc thực hiện qui chế chuyên môn, có thể hiện đầy đủ trên sổ sách của tổ, của cá nhân tổ viên
* Hồ sơ sổ sách:
Tổ, nhóm chuyên môn phải có sổ sinh hoạt, trong đó ghi đầy đủ, súc tích các mặt hoạt động của tổ, nhóm nhất là các nội dung bàn về đổi mới phương pháp phải thể hiện rõ và chi tiết vì đây là tiêu chí hàng đầu. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu có thể có thêm loại sổ khác.
* Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn:
Tổ, nhóm chuyên môn hoạt động theo định hướng: Tổ trưởng, nhóm trưởng trực tiếp điều hành, quản lí hồ sơ, sổ sách, xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế họach, xây dựng qui chế sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, thay mặt tổ, nhóm đề xuất ý kiến.
2. Đối với giáo viên:
* Lập kế hoạch giảng dạy cá nhân:
Mỗi GV phải xây dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình, theo khung thời gian năm học mà Bộ qui định, với đầy đủ các phần sau:
-Phần phân tích tình hình các lớp phụ trách càng chi tiết càng tốt, sao cho bản thân giáo viên nắm được những thông tin về đối tượng học sinh, để từ đó đề ra phương pháp dạy- học; giáo dục phù hợp, theo hướng đổi mới phương pháp, đạt hiệu quả cao nhất.
-Phần nhiệm vụ và các giải pháp khả thi, giúp giáo viên áp dụng linh hoạt trong quá trình đứng lớp, trong đó có chú trọng biện pháp giúp đỡ học sinh diện yếu kém.
-Phần tích hợp các chủđề giáo dục cụ thểở những bài có nội dung thích hợp. - Phần đánh giá rút kinh nghiệm sau một học kì, một năm học về mọi mặt. * Công tác soạn bài (chuẩn bị giáo án):
- Đảm bảo đủ số lượng giáo án theo phân phối chương trình, được trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo sự thống nhất chung của nhà trường;
- Phải thể hiện rõ các bước lên lớp;
- Đủ nội dung kiến thức kỹ năng cơ bản (bám chuẩn kiến thức, kỹ năng), chính xác khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị;
- Liên hệ với thực tế (nếu có), có tính giáo dục;
- Bài soạn phải thể hiện được sự đổi mới phương pháp, áp dụng các kĩ thuật dạy học mới phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp, phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh;
- Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học; - Thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò;
- Các tiết dạy phải được ghi đúng số tiết theo PPCT của năm học và ghi rõ ngày soạn, ngày dạy, lớp.
- Các tiết thí nghiệm thực hành phải được chuẩn bị trước hai ngày.
- Bài kiểm tra từ 45 phút trở lên phải thực hiện đúng tiến độ. Đề ra phải sát, đúng trọng tâm chuẩn kiến thức, phù hợp với trình độ thực tế của học sinh. Đề ra và hướng dẫn chấm bài kiểm tra phải được soạn cẩn thận trong giáo án.
- Cuối mỗi tiết lên lớp có phần rút kinh nghiệm để giúp học cho lần soạn và lên lớp tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
- Giáo án được thực hiện theo các cách: Soạn trực tiếp trên sổ cỡ A4, soạn trên máy vi tính. Có thể soạn giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint hoặc Violet, hoặc trên Word. In (giáo án soạn trên PowerPoint hoặc Violet có thể in nhiều slide trên 1 trang, in 2 mặt), đóng thành tập để tổ chuyên môn kiểm tra hàng tuần.
* Công tác giảng bài (dạy trên lớp):
- Thực hiện đủ thời gian quy định của Bộ GD&ĐT;
- Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủđộng, phù hợp với nội dung của kiểu bài, với đối tượng, học sinh hứng thú học;
- Chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực;
- Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần;
- Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học; - Dạy hết nội dung đã chuẩn bị (giáo án);
- Trước mỗi tiết học giáo viên phải kiểm tra số lượng, trực nhật, vệ sinh và các quy định khác của nhà trường;
- Kiểm tra bài cũ từ 1 đến 3 học sinh, thời gian kiểm tra phù hợp với sự chuẩn bị của giờ giảng mới;
- Cuối mỗi tiết học dành thời gian hợp lý để củng cố bài và hướng dẫn học sinh học bài ở nhà;
- Tư thế, trang phục chỉnh tề, xưng hô mô phạm, không đút tay vào túi quần, không sử dụng điện thoại di động; không hút thuốc, không uống rượu, bia khi lên lớp;
- Nhận xét cho điểm tiết học theo đúng quy định;
Trước khi tiến hành giờ dạy giáo viên giành 1-2 phút ổn định tổ chức và nắm tình hình học sinh;
Trong giờ dạy không được cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp đặc biệt); Kết thúc giờ dạy giáo viên giành 2-3 phút củng cố và hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà, công khai các lỗi vi phạm, phê rõ các ưu điểm, khuyết điểm và điểm số vào sổ đầu bài. Những lỗi vi phạm nặng phải lập biên bản báo GVCN xử lý theo quy định và trực tiếp phản ánh với Ban giám hiệu.
* Công tác kiểm tra, chấm và chữa bài:
- Số lần kiểm tra ít nhất cho từng môn học theo quy định của Quy chế đánh giá xếp loại học sinh ban hành kèm theo Quyết định 58/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiểm tra định kì theo PPCT, kiểm tra thường xuyên theo sự thống nhất của tổ.
- Đề kiểm tra được ra theo hướng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, phân loại được đối tượng học sinh;
- Chuẩn bị ma trận đề trước khi ra đề;
- Chấm bài công bằng, khách quan; các phần làm sai được chữa đầy đủ để học sinh rút kinh nghiệm; chính xác theo biểu điểm từng câu, từng ý;
- Phần nhận xét thể hiện được lời khuyên, động viên khích lệ các em nỗ lực vươn lên trong học tập;
- Các bài kiểm tra trắc nghiệm phải đáp ứng yêu cầu: học sinh ngồi gần nhau cần khác nhau về thứ tự câu và đáp án. Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra;
- Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá được tinh thần thái độ học tập của học sinh. (kiểm tra không lấy điểm, trừ chấm vở soạn văn, chấm bài tập làm ở nhà);
Riêng kiểm tra miệng (tính trong một học kỳ): 100% học sinh có ít nhất 1 lần kiểm tra miệng.
* Công tác vào điểm:
- Vào điểm đúng tiến độ theo quy định của Ban chuyên môn; - Vào chính xác điểm của học sinh, khi vào sai sửa đúng quy định;
- Trường hợp miễn học môn thể dục đúng qui định, phải ghi rõ miễn học ở các ô ghi điểm tương ứng.
- Phần tổng kết,đánh giá xếp loại cuối học kì, cuối năm, GVCN phải ghi đúng và đủ tất cả các ô, các cột mục, yêu cầu ghi họ tên thì phải ghi cho đầy đủ.
* Ghi sổđầu bài:
Thực hiện theo đúng hướng dẫn , với các yêu cầu cụ thể sau : -Ghi đúng và đủ các đề mục một cách rõ ràng, sạch, đẹp, chính xác
-Đối với các môn học trái buổi như GDHN, GD NGLL… ghi ở sổ đầu bài riêng (trái ca).
- Phần tổng kết cuối tuần của Giáo viên chủ nhiệm phải đầy đủ các yêu cầu về đánh giá kết quả hoạt động của lớp, về tiến độ thực hiện chương trình của các giáo viên bộ môn, về những tồn tại và cách giải quyết…
- Phải có danh sách các giáo viên bộ môn, danh sách học sinh theo sơđồ chỗ ngồi dán ở mặt trong trang bìa , có họ và tên GVCN.
- Những ngày nghỉ học, phải ghi rõ nghỉ vì lí do gì, những tiết học nào bị rỗng giờ, những tiết dạy thay… v.v…
* Công tác ra vào lớp:
- Lên lớp dạy và kết thúc dạy đủ 45 phút theo quy định của Bộ GD&ĐT; - Thực hiện đúng hiệu lệnh về thời điểm vào tiết, thời điểm kết thúc tiết dạy theo quy định của Hiệu trưởng.